Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Đà Lạt: Lâm tặc chặt hạ 3 cây xoan đào hàng trăm năm tuổi 
(21:13:41 PM 20/08/2015)
Lóng gỗ nằm ngay cạnh vườn hồ của người dân - Ảnh: ĐỨC HUY
Sáng 20-8, Hạt kiểm lâm Đà Lạt phối hợp cùng Viện Kiểm sát, Công an TP Đà Lạt khám nghiệm hiện trường vụ khai thác rừng trái phép xảy ra tại lô B, khoảnh 1, tiểu khu 162A, phường 4, TP Đà Lạt.
Hiện trường vụ khai thác rừng trái phép nằm không xa khu dân cư, ngay đường lộ vào khu du lịch Đất Sét - Đà Lạt. Khu rừng nguyên sinh này thuộc sự quản lý và bảo vệ của Công ty TNHH Xuân Minh.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã xác định có 3 cây gỗ xoan đào (nhóm 4) bị chặt hạ. Cây có đường kính gốc đến 1,5m đã bị chặt hạ từ khoảng hơn 1 năm, chiều dài thân cây được xác định là 23m, đến tháng 8-2015 lâm tặc mới cắt khúc và dùng máy tời kéo ra khỏi hiện trường.
Chỉ riêng cây này đã có trữ lượng gỗ đến 20,202m3. Theo nhận định ban đầu của các cán bộ kiểm lâm, tuổi đời của cây xoan đào này có thể lên đến trên trăm năm.
Cách đó không xa, 2 cây gỗ xoan đào có đường kính gốc 70cm và 75cm mới bị chặt hạ, lâm tặc đã tiến hành xẻ phách. Một phần số gỗ phách đã được đưa ra khỏi rừng, số còn lại là 26 phách với khối lượng gỗ là 1,857m3 còn rất mới.
Trong khoảng 1km đường mòn là la liệt những lóng gỗ có đường kính rất lớn và cả những hộp gỗ lâm tặc đang tời ra khỏi hiện trường nhưng đã bị phát hiện.
Đây là khu rừng nguyên sinh, do vậy vụ khai thác trái phép 3 cây gỗ xoan đào đã kéo theo sự hủy hoại cả một khoảnh rừng rộng lớn.
Theo Hạt kiểm lâm Đà Lạt, trong vụ khai thác rừng trái phép này Công ty TNHH Xuân Minh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì đây là khu rừng do công ty quản lý. Trên cơ sở kết quả khám nghiệm hiện trường, Hạt kiểm lâm Đà Lạt sẽ tiến hành củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án.
Lóng gỗ có đường kính cả mét nằm ngay trong vườn hồng của người dân - Ảnh: Đức Huy
La liệt lóng gỗ nằm tại hiện trường và trên đường mòn mà lâm tặc đang dùng tời kéo gỗ ra - Ảnh: Đức Huy
Số gỗ phách lâm tặc chưa kịp đưa ra khỏi hiện trường - Ảnh: Đức Huy
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
-
Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
-
Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
-
Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
-
Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
-
Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
-
Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
-
Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
.jpg)