»

Thứ tư, 30/10/2024, 04:21:18 AM (GMT+7)

Công khai thông tin về biển Đông

(17:01:56 PM 30/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Theo ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại - Bộ Thông tin - Truyền thông, thông tin công khai, thường xuyên sẽ hỗ trợ tích cực việc bảo vệ chủ quyền trên biển Đông.

 

* Phóng viên: Thưa ông, theo dõi lĩnh vực thông tin đối ngoại, ông có thấy thực tế là người dân Trung Quốc suốt thời gian dài chỉ được biết thông tin một chiều về vấn đề biển Đông?

 

- Ông Lê Văn Nghiêm: Các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc trong vài năm qua thường xuyên nói về vấn đề biển Đông, trong đó chủ yếu phản ánh lập trường và yêu sách của Chính phủ Trung Quốc. Có thể nói, người dân Trung Quốc chỉ tiếp nhận thông tin một chiều từ phía Trung Quốc mà hầu như không có thông tin từ phía Việt Nam.

 

* Vì sao thời gian qua chúng ta chưa đưa rộng rãi thông tin về biển Đông?

 

- Việt Nam có chủ trương nhất quán là chủ yếu phản ánh những thông tin hữu nghị, tốt đẹp, tích cực giữa Việt Nam và Trung Quốc; hạn chế đề cập những mâu thuẫn, bất đồng và tranh chấp giữa hai nước. Trong đó, hầu như không nói tới những mâu thuẫn, tranh chấp trên biển Đông. Thậm chí, Trung Quốc đã có những việc làm hết sức phi lý nhưng chúng ta chỉ xử lý theo con đường ngoại giao, chứ không đưa lên phương tiện truyền thông đại chúng.

 

* Ông có nghĩ rằng thời gian qua, việc công khai thông tin tranh chấp trên biển Đông đã có những hiệu ứng rất tích cực?

 

- Khi Trung Quốc có những hành động gây hấn với các tàu Bình Minh 02, Viking II ngay trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, truyền thông chúng ta đã lên tiếng.
 
 
Có thể nói đây là lần đầu tiên kể từ khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, các phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta mới lên tiếng công khai, đầy đủ, rõ ràng và mạnh mẽ về hành động gây hấn của Trung Quốc. Việc chúng ta nói đúng mức độ của sự việc đã có tác dụng rất tích cực.
 
 
Thứ nhất, người dân Việt Nam hiểu đầy đủ, rõ ràng về vấn đề tranh chấp trên biển Đông, về hành động gây hấn có chủ đích sâu xa của Trung Quốc.
 
 
Thứ hai, các phương tiện truyền thông quốc tế cũng có điều kiện hiểu biết đầy đủ và rõ ràng hơn để truyền tải trên thế giới hồ sơ biển Đông, Việt Nam hay Trung Quốc là bên gây hấn, lập trường của Việt Nam…
 
 
Công khai thông tin tranh chấp trên biển Đông đã đem lại những hiệu ứng tích cực. Ảnh: HOÀNG DUNG
 

* Việt Nam cần làm gì để dư luận trong nước và thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc, hiểu đúng về vấn đề biển Đông?

 

- Tranh chấp trên biển Đông giữa Việt Nam - Trung Quốc sẽ tiếp tục là vấn đề nhạy cảm, cần xử lý tinh tế và phải lấy đại cục làm trọng. Xây dựng và bảo vệ quan hệ hữu nghị Việt Nam -Trung Quốc là tài sản chung quý giá của hai dân tộc cũng như nhân dân hai nước.
 
 
Song điều đó không có nghĩa là chúng ta im lặng mà cần phải thường xuyên lên tiếng để tăng hiểu biết, thông cảm và ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhằm góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc.
 

* Truyền thông chúng ta cần phải làm gì, thưa ông?

 

- Cần thông tin thường xuyên, liên tục về vấn đề biển Đông. Cách làm cần đa dạng, phong phú và khéo léo. Tình hình căng thẳng nhưng chúng ta không kích động làm nóng thêm mà thông tin sao cho tăng hiểu biết nhằm giúp làm dịu đi.

 

Hồ sơ biển Đông của chúng ta cần được trình bày thường xuyên, có hệ thống, có căn cứ lịch sử và khoa học để thế giới cũng như người dân Trung Quốc thấy rõ chính nghĩa của Việt Nam trong vấn đề biển Đông.

 

Đưa thông tin lan tỏa khắp thế giới

 

Theo ông Lê Văn Nghiêm, thông tin đối ngoại là trách nhiệm chung của các bộ, ngành; các phương tiện thông tin đại chúng cũng như của xã hội và toàn dân.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, ông Nghiêm cho rằng cần làm tốt những công tác sau. Thứ nhất, hệ thống hóa và cung cấp đầy đủ, thường xuyên hơn các thông tin, hồ sơ, bằng chứng về pháp lý, lịch sử. Thứ hai, tập hợp và hỗ trợ các lực lượng nghiên cứu chiến lược về biển Đông để xây dựng hồ sơ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam; đồng thời bác bỏ yêu sách phi lý, không có căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý của Trung Quốc với biển Đông. Thứ ba, Nhà nước hỗ trợ các phương tiện thông tin đại chúng chuyển ngữ ra tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa… và đưa lên mạng internet để lan tỏa khắp thế giới.

 
Phạm Dương thực hiện
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công khai thông tin về biển Đông

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI