Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Cỏ ”lạ” mà quen
(15:08:11 PM 07/08/2012)>>Cỏ “lạ” trồng trên đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai
Trong tiêu chuẩn kỹ thuật của một dự án, trước khi trồng cỏ, phải thi công một lớp phủ dày 10cm bằng vật liệu đất hữu cơ có trộn các loại phân, để cỏ phát triển tốt, bền vững, và sau một thời gian thi công, rễ cỏ ăn sâu xuống ta luy đường, nhằm bảo vệ chống xói mái ta luy. Tuy nhiên, ở dự án này, nhà thầu GRBC đã chọn giải pháp gieo hạt trực tiếp.
Theo cách này, chi phí thi công sẽ được giảm thiểu tối đa, và đương nhiên GRBC sẽ thu được lợi nhuận lớn từ “sáng kiến” này. Để gieo hạt trực tiếp, họ buộc phải lựa chọn giống cỏ có hạt, sức phát triển cực nhanh, khả năng sống khỏe, và lan tỏa nhanh. Điều này có lợi cho nhà thầu, nhưng có thể gây nguy hại cho các vùng lân cận vì cỏ có thể trở thành một loài thực vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm.
Theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật (TCKT), bất cứ một công văn chấp thuận, hay không chấp thuận của tư vấn, đều được gửi một bản sao đến báo cáo chủ đầu tư. Như vậy, về mặt văn bản, rõ ràng tư vấn phải báo cáo chủ đầu tư. Không hiểu sao, vụ việc chỉ được phát hiện, khi báo chí vào cuộc. Thử hỏi, nếu thông tin không “lộ” ra ngoài, không biết loại “cỏ lạ” này sẽ mọc đến đâu?
Công việc trồng cỏ, cũng như mọi hạng mục khác của đường cao tốc, đều phải được tư vấn chấp thuận vật liệu, phương pháp thi công, thí nghiệm… Vậy nhưng, cỏ - là nguyên liệu của hạng mục này chưa được các cơ quan chức năng chấp thuận, mà vẫn được thi công từ đầu năm đến nay. Trong khi, hàng ngày, để được phép thi công, nghiệm thu, nhà thầu buộc phải có báo cáo đề nghị tư vấn, đại diện chủ đầu tư chấp thuận. Vì vậy, dư luận có quyền nghi ngờ về chất lượng dự án này, khi các hạng mục ẩn giấu phía dưới nền đường, liệu có hiện tượng tương tự? Bởi, trồng cỏ là hạng mục phơi bày cho bàn dân thiên hạ biết, mà nhà thầu còn dám vượt mặt chủ đầu tư để thi công khi chưa được chấp thuận vật liệu nguồn, nói gì đến các hạng mục ẩn giấu?
Việc chủ đầu tư loan báo rằng, toàn bộ cỏ đã trồng chưa được thanh toán chỉ làm thỏa mãn những người dân bình thường, chứ hoàn toàn không thuyết phục được các nhà chuyên môn, vì để được nghiệm thu, thanh toán, điều kiện bắt buộc là phải có đầy đủ giấy tờ, chứng từ hợp lệ. Mà điều này, đến nay GRBC chưa thể có ngay được, vì toàn bộ hạt cỏ đã gieo, chắc chắn được nhập qua đường phi chính thức.
Chiểu theo các qui định hiện hành, không những toàn bộ cỏ lạ này không được thanh toán, mà chủ đầu tư còn có quyền yêu cầu tư vấn tạm dừng toàn bộ công việc đến lúc nào nhà thầu di dời hết toàn bộ cỏ trồng trái phép. Đương nhiên, những thiệt hại gây nên phải do nhà thầu chịu trách nhiệm hoàn toàn, kể cả những chậm trễ do việc thi công gian dối gây nên.
Chẳng hiểu vì “tế nhị” hay vì một lý do nào khác đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa sử dụng hết quyền lực của mình, mà chỉ mới có thư nhắc nhở, yêu cầu trình bổ sung các tài liệu liên quan. Không lẽ, chủ đầu tư định hợp thức hóa cho nhà thầu trồng loại “cỏ lạ” này? Bởi, theo ông Nguyễn Văn Nhi - Phó tổng giám đốc VEC (Chủ đầu tư) cho biết “sau khi các báo có thông tin phản ánh, VEC đã yêu cầu Ban quản lý và tư vấn giám sát xem xét kỹ các quy định và liên hệ với các cơ quan chức năng để tìm hiểu thêm thông tin và hướng dẫn nhà thầu hoàn thiện các thủ tục theo đúng quy định hiện hành”.
Câu chuyện “cỏ lạ” và nhà thầu Trung Quốc đang khiến dư luận cũng như người dân Lào Cai - những người tình nguyện giao đất để hy vọng sớm có con đường hiện đại ở địa phương mình - hết sức băn khoăn và chờ đợi câu trả lời thỏa đáng từ phía chủ đầu tư dự án!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?