»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:05:12 AM (GMT+7)

Chủ tịch VACNE góp ý đóng góp về Dự thảo Luật BVMT

(10:24:18 AM 15/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Tại cuộc họp Tiểu ban soạn thảo sửa đổi Luật BVMT ngày 13/3/2013, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam -VACNE đã phát biểu góp ý đóng góp về Dự thảo Luật BVMT

Tin Môi Trường xin giới thiệu nội dung góp ý đóng góp về Dự thảo Luật BVMT của TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam -VACNE:

 


TS Nguyễn Ngọc Sinh (Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam - VACNE)

 

Về ưu điểm chung, Dự thảo khá đầy đủ, bố cục hợp lý, nội dung nhiều điều, một số chương đạt chất lượng cần thiết, cách thể hiện phù hợp văn bản quy phạm pháp luật.

 

Về 7 vấn đề, chúng tôi đã góp ý khi bắt đầu triển khai việc điều chỉnh bổ sung (đã gửi văn bản) liên quan đến phế liệu; phân cấp thẩm định ĐTM; yếu tố hồi tố; quy hoạch môi trường; tranh chấp môi trường; hệ thống quản lý môi trường và cộng đồng, gần một nửa đã được Ban soạn thảo đề cập ở các mức độ khác nhau trong Dự thảo.

 

Xin được tiếp tục góp ý về các nội dung mà Dự thảo không đề cập hoặc đề cập ở mức chưa đầy đủ, trình bày không rõ ràng, cần đặc biệt quan tâm sau đây;

 

1.Lập lờ về việc nhập khẩu “phế liệu”

 

 

Dự thảo lần này có vẻ “tránh” vấn đề rắc rối này. Cụ thể:

 

Dự thảo điều 3.13 có nêu định nghĩa “phế liệu” nhưng trong cả 23 điều của chương VI “Quản lý chất thải” không có nội dung nào đề cập “phế liệu” (từ điều 67 đến điều 89).

 

Suy rộng ra, việc này hàm ý “đối xử” với “phế liệu” nhập khẩu (thực chất là chất thải) như những chất thải khác và có thể còn được hưởng các “chính sách ưu đãi”?! Đây thực sự là sự lập lờ cực kỳ nguy hiểm. Đã có đủ dữ liệu để luật định việc này, không nên mắc lại những rắc rối ở các văn bản dưới luật như vừa qua, nếu vẫn có chủ trương tiếp tục cho phép nhập khẩu chất thải (trá hình).

 

Hơn thế nữa, đến 76.2 của Dự thảo còn đề cập việc “xuất khẩu chất thải nguy hại”, càng khẳng định sự “tránh”, sự “lập lờ” có chủ ý về vấn đề “phế liệu” mà VACNE kiên trì kiến nghị không cho nhập khẩu dưới bất kỳ hình thức nào. 

 

2. Không có quy định về “hồi tố”

 

 

Dự thảo không đề cập tới yếu tố “hồi tố” đối với việc thực hiện quy định liên quan của Luật. Luật 2005 đã bỏ qua “hồi tố” làm mất đi giải pháp phòng ngừa, răn đe cực kỳ quan trọng; làm phức tạp cho việc xử lý tranh chấp, vi phạm; thậm chí tội lỗi môi trường; đặc biệt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đòi bồi thường, đòi hoàn phục môi trường.

 

Cần thiết quy định trong Chương Điều khoản thi hành (chương XVIII của Dự thảo) điều khoản “hồi tố” theo cách đã thể hiện ở Luật BVMT 1993 (còn gọi 1994). 

 

3. Còn thiếu nhiều các quy định về “Cộng đồng”

 

 

Chương XII Quyền và nghĩa vụ của Tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư về BVMT của Dự thảo là một bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, còn thiếu nhiều nội dung về “cộng đồng”, ví dụ:

 

- Không có định nghĩa về “cộng đồng” hay “cộng đồng dân cư”.

 

- Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước còn mờ nhạt đối với cộng đồng.

 

- Ngân sách nhà nước (chương XIII Nguồn lực về BVMT) không hề quan tâm đến cộng đồng.

 

- Quyền BVMT của cộng đồng chưa đầy đủ.

 

Chúng tôi xin được tiếp tục đóng góp ý kiến về những vấn đề cần lưu ý trong các tài liệu tiếp theo.

TS Nguyễn Ngọc Sinh (Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam - VACNE)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chủ tịch VACNE góp ý đóng góp về Dự thảo Luật BVMT

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI