Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Chủ tịch nước: Trung Quốc làm vậy, sao giữ được hòa hiếu?
(22:33:45 PM 17/05/2015)Tại cuộc tiếp xúc của Chủ tịch nước với cử tri quận 4, TP.HCM sáng nay, nhiều ý kiến lo lắng trước những hành vi của TQ trên Biển Đông.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta luôn mong muốn giữ gìn quan hệ hữu nghị với TQ nhưng chủ quyền của chúng ta thì không thể nhân nhượng
Cử tri Huỳnh Anh Tuấn ở phường 4 nói: “TQ đang xây dựng bất hợp pháp trên các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Họ còn âm mưu mở rộng vùng trời ở đây. Chủ quyền của đất nước đang bị đe dọa. Nhà nước cần tăng cường theo dõi, có biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh hải, bảo vệ ngư trường cho ngư dân”.
Cử tri Nguyễn Thị Thu Vân ở phường 7 băn khoăn tình trạng doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động TQ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định với cử tri: Quan điểm, lập trường của Việt Nam trước sau như một về chủ quyền lãnh thổ. Trong luật Biển Việt Nam, chúng ta khẳng định rằng, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Hiện nay, Hoàng Sa bị TQ chiếm giữ bằng vũ lực. Với Trường Sa, các bên đã thỏa thuận giữ nguyên hiện trạng.
"Thế nhưng, TQ đang dùng 'tiêu chuẩn kép' trên Biển Đông. Là một bên ký DOC với ASEAN nhưng TQ đang ráo riết biến đảo chìm thành đảo nổi, sử dụng trên 2.000 lao động làm suốt đêm ngày, lấy san hô từ dưới biển bồi đắp lên đảo chìm, ngang nhiên tuyên bố đây là biển của TQ.
Hành động của TQ đã gây phức tạp tình hình trên Biển Đông, khiến nhiều nước liên quan và cả thế giới lo ngại. Vì đây là tuyến đường hàng hải của 50% lượng hàng hóa vận chuyển đi qua. Mặt khác, TQ nói ngược là VN 'vi phạm', âm mưu lôi kéo các nước khác vào gây phức tạp".
Người đứng đầu Nhà nước nhấn mạnh: “TQ làm như vậy thì sao mà giữ được hòa hiếu giữa 2 nước? Sao mà giữ được niềm tin giữa láng giềng với nhau?
Chúng ta luôn mong muốn giữ gìn quan hệ hữu nghị với TQ nhưng chủ quyền của chúng ta thì không thể nhân nhượng. Những gì tổ tiên, cha ông chúng ta để lại thì ta phải giữ”.
Chủ tịch nước cũng khẳng định: "Trong quan hệ với TQ, những chuyện ân nghĩa chúng ta không quên, nhưng giữa hai bên phải tôn trọng nhau. Chúng ta không thể chấp nhận nhà của mình, biển của mình, vùng trời của mình bị người khác quản lý. Không thể có chuyện TQ biến đảo chìm thành đảo nổi rồi tuyên bố chủ quyền 200 hải lý tới tận Bà Rịa - Vũng Tàu của chúng ta.
Chủ quyền của ta, ta phải bảo vệ tới cùng. Quyền đánh cá truyền thống của dân ta, quyền khai thác dầu khí của ta, ta phải giữ gìn. Nhưng đây là vấn đề hết sức phức tạp, bà con nhân dân cần bình tĩnh, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, Chính phủ.
Dứt khoát chúng ta không bao giờ chấp nhận bị mất chủ quyền. Chúng ta dựa vào luật pháp quốc tế, dựa vào cộng đồng thế giới, dựa vào sức mạnh chính nghĩa của mình".
"Việt Nam đang nỗ lực xây dựng đất nước, lo làm ăn để thoát nghèo, phát triển. Việt Nam không lôi kéo ai vào cuộc làm phức tạp tình hình. Chúng ta không để vừa bị chèn ép, lấn chiếm mà vẫn để cho những lời dụ dỗ 'giải quyết song phương' lọt lỗ tai. Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng của thế giới, liên quan đến nhiều nước nên không thể 'giải quyết song phương' được" - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định với cử tri.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?