Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:00:48 AM (GMT+7)
Chủ đầu tư dự án điện mặt trời bắt trói người dân: Đủ căn cứ khởi tố
(16:22:13 PM 20/02/2019)(Tin Môi Trường) - Luật sư Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Khánh Hòa, cho biết vụ 'chủ đầu tư dự án điện mặt trời bắt trói dân' đủ căn cứ để khởi tố điều tra.
>> Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi >> Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ >> Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt" >> Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường >> Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
Vết thương trên môi ông Phương vẫn còn in hằn- ẢNH: ĐỨC HUY
Theo luật sư Hà, chủ đầu tư dự án điện mặt trời hành xử với ông Nguyễn Duy Phương (39 tuổi, ở xã Xuân Thọ 2, TX.Sông Cầu, Phú Yên) khi bắt trói, đánh bị thương ông Phương là vụ việc vi phạm nghiệm trọng quyền con người, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, quyền tự do của công dân.
Vì thế, luật sư Hà cho rằng, cơ quan tố tụng cần phải khởi tố vụ án điều tra, đưa những người hành xử theo kiểu giang hồ ra xét xử nghiêm minh.
Theo phản ánh của ông Phương, ông bị ông Nguyễn Văn Biền, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quang điện Phú Khánh (chủ đầu tư dự án), chỉ đạo một số người bắt giữ và chính ông Biền đánh ông Phương. Ông Biền cho người dùng dây thừng trói 2 tay ông chở về lán trại thi công cách đó khoảng 2 km rồi tiếp tục đánh.
Sau đó, nhóm ông Biền tiếp tục ném ông lên thùng sau xe bán tải chạy ra ngoài cổng lán trại cho phơi nắng…
Nội dung này được ông Phương gửi đến Công an TX.Sông Cầu, Viện KSND TX.Sông Cầu và Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên để tố cáo hành vi của chủ đầu tư.
Theo luật sư Hà, nội dụng tố cáo này phù hợp với lời khai nhân chứng với chứng cứ là clip được quay lại bằng điện thoại. Và chính người bị tố cáo là ông Nguyễn Văn Biền, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quang điện Phú Khánh, thừa nhận việc bắt trói ông Phương là để giao cho công an xử lý.
“Hành vi của các đối tượng thực hiện việc trói, bắt giữ, ném ông Phương lên thùng xe phơi nắng trước lán trại là rất nguy hiểm, đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do, dân chủ, danh dự nhận phẩm của công dân, có đủ căn cứ cấu thành tội "Bắt, giữ người trái pháp luật” quy định tại Điều 157 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”, Luật sư Hà nhận định.
Theo luật sư Hà với những sự kiện pháp lý đã xảy ra mà Báo đã phản ánh thì có đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự để điều tra ngay đối với những người hành xử theo kiểu giang hồ như báo đã nêu. Việc khởi tố về hành vi bắt, giữ người trái pháp luật không phụ thuộc vào có hay không có đơn yêu cầu khởi tố của nạn nhân và hậu quả của tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc. Nếu trường hợp người phạm tội bắt, giữ trái pháp luật mà “gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%- 60% ” sẽ bị xử lý theo Khoản 3 Điều 157 của BLHS năm 2015...
Luật sư Hà khẳng định hành vi hành hung, bắt, trói, giữ ông Phương giữa ban ngày của chủ đầu tư dự án và những người tượng khác thể hiện sự coi thường pháp luật, có dấu hiệu phạm nhiều tội nên cần phải được điều tra, xử lý nghiêm minh.
Ông Ngô Đình Thiện, Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Yên, người phát ngôn UBND tỉnh Phú Yên, cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương đã yêu cầu UBND TX.Sông Cầu chỉ đạo Công an TX.Sông Cầu điều tra xác minh, làm rõ vụ việc ông Nguyễn Duy Phương bị chủ đầu tư bị đánh, bắt trói như báo chí đã phản ánh.
Trước đó, chiều tối 19.2, ông Phạm Đại Dương cũng đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên thăm, động viện ông Phương.
(Theo TNO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?