»

Thứ sáu, 22/11/2024, 00:58:28 AM (GMT+7)

Chai "Trà xanh không độ" của Tân Hiệp Phát có con gián hay không?

(13:50:04 PM 16/07/2012)
(Tin Môi Trường) - Đó là câu hỏi của bạn đọc trong nhiều lá thư gửi về tòa soạn. Vấn đề người tiêu dùng quan tâm không phải là có hay không vụ án "tống tiền" mà là có hay không con gián trong chai nước và ai là người chịu trách nhiệm trả lời câu hỏi này?

>>TP.HCM: Chai trà xanh chứa gián của Tân Hiệp Phát có giá 50 triệu đồng

>>Vụ "Trà xanh Tân Hiệp Phát có gián": Khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Quốc Tuấn 

 

Có[-]gián[-]hay[-]không[-]người[-]tiêu[-]dùng[-]đang[-]chờ[-]trong[-]thời[-]gian[-]tới.
Có gián hay không người tiêu dùng đang chờ trong thời gian tới.

 

11h ngày 5/6/2012, tại một quán cà phê trên địa bàn Bình Thạnh - TPHCM, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự - Xã hội, Bộ Công an bắt quả tang Trần Quốc Tuấn đang nhận 50 triệu đồng của Công ty TNHH Tân Hiệp Phát. Lý do là ông Tuấn phát hiện trong chai trà xanh không độ còn nguyên xi có con gián và hai bên có cam kết Công ty Tân Hiệp Phát thỏa thuận chi cho ông Tuấn 50 triệu đồng và ông Tuấn nhận tiền xong phải im lặng mọi chuyện...

Vụ việc đang được Công an quận Bình Thạnh thụ lý, hơn tháng trôi qua vẫn chưa có kết luận gì. Việc ông Tuấn có tống tiền hay không, Tân Hiệp Phát có thỏa thuận bỏ tiền "mua sự im lặng hay không" đang được cơ quan điều tra truy xét. Tuy nhiên, việc có con gián trong chai nước hay không thì cũng chẳng thấy ai công bố và việc này cũng không đến nỗi quá khó khăn đối với nhà chức trách hoặc vất vả đến nỗi phải cần thời gian lâu như thế.

Trên các phương tiện thông tin, rất nhiều lần Công ty Tân Hiệp Phát giới thiệu quy trình dây chuyền công nghệ sản xuất nước giải khát của công ty thuộc loại tiên tiến nhất thế giới. Bà Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Truyền thông của công ty cho biết, mỗi ngày Tân Hiệp phát xuất xưởng 1 triệu chai nước uống các loại thì không thể ứng dụng công nghệ lạc hậu được. Dây chuyền đóng chai của công ty là dây chuyền "khép kín, không người". Nghĩa là đầu vào nguyên liệu cho đến đầu ra sản phẩm đều tự động hoàn toàn trong môi trường vô trùng. Ngay đến chai bao bì mà đầu vào chỉ là chiếc phôi nhựa (pet) chạy trên dây chuyền tự động thổi thành chai rồi mới đóng sản phẩm vào. Nghĩa là một con muỗi cũng không qua lọt sao lại có thể lọt cả con gián?

Vậy đứng về quyền lợi của người tiêu dùng, ai sẽ phải công bố sự thật này? Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm không? Dây chuyền của Công ty Tân Hiệp Phát có đúng là an toàn tuyệt đối như thế không? Nếu quả thực có kẻ "chơi xấu" doanh nghiệp thì cơ quan chức năng phải chứng nghiệm trả lại sự trong sạch cho doanh nghiệp, còn doanh nghiệp sản xuất ẩu mất an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải trả lại công bằng cho người tiêu dùng, chứ không thể u u minh minh mãi thế này được!

Theo Mai Vũ (báo KH&ĐS)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chai "Trà xanh không độ" của Tân Hiệp Phát có con gián hay không?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI