»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:12:55 AM (GMT+7)

Cấp phép khai thác titan: UBND tỉnh Bình Thuận bị kiện đòi 3,75 tỉ USD

(17:32:25 PM 10/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Cho rằng Bình Thuận cấp phép cho người khác khai thác titan trong dự án du lịch nên Công ty South Fork (Mỹ) kiện ra Trọng tài Quốc tế đòi bồi thường.
Ngày 8-9, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận, Công ty Luật Dardene & Boyd, Inc., đại diện cho Công ty South Fork (Mỹ), có thư từ chối cuộc gặp mặt với UBND tỉnh Bình Thuận trong các ngày từ 5 đến 15-9. Đây là cuộc gặp mặt liên quan đến việc South Fork khởi kiện UBND tỉnh Bình Thuận ra Trọng tài Quốc tế yêu cầu bồi thường 3,75 tỉ USD vì South Fork cho rằng tỉnh đã cấp phép khai thác titan ngay trong dự án du lịch của họ.
 
 
 Cho rằng Bình Thuận cấp phép cho người khác khai thác titan trong dự án du lịch nên Công ty South Fork (Mỹ) kiện ra Trọng tài Quốc tế đòi bồi thường.
 

 

Hòa giải bất thành
 
 
Cuối năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép cho Công ty TNHH South Fork được đầu tư vào khu du lịch tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) với diện tích 600 ha. Sau đó, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định giao hơn 3,3 triệu m2 đất giai đoạn 1 cho dự án này. Khi giao đất, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu ràng buộc: Sau ba tháng South Fork phải hoàn thành việc góp vốn pháp định; sau năm tháng kể từ ngày ký quyết định giao đất mà công ty chưa triển khai thực hiện dự án tỉnh sẽ thu hồi quyết định giao đất đợt 1 (dù có hoàn thành việc góp vốn). Tuy nhiên, đến tháng 5-2010, tỉnh kiểm tra, thấy South Fork vẫn chưa triển khai đầu tư.

 

Trước đó, vào tháng 10-2007, UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép cho Công ty Đường Lâm khai thác titan trên diện tích hơn 120 ha đất trong diện tích 600 ha nói trên. Theo UBND tỉnh Bình Thuận, việc cho phép Đường Lâm khai thác titan là dựa vào ba biên bản thỏa thuận giữa Đường Lâm với South Fork.

 

Lấy lý do tỉnh đã giao đất nhưng lại cho công ty khác khai thác titan nên tháng 9-2010, South Fork ra thông báo dừng mọi hoạt động để chuẩn bị thủ tục khởi kiện UBND tỉnh ra Trọng tài Quốc tế.

 

Tiếp đến, Công ty Luật Dardene & Boyd đã có các cuộc gặp gỡ với những người liên quan tại Văn phòng Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco (Mỹ) để hòa giải nhưng bất thành. Sau đó họ đã gửi thư mời đại diện phía Việt Nam qua Mỹ để gặp gỡ từ ngày 1 đến 15-8. Dardene & Boyd cho rằng thân chủ của họ thiệt hại đến 3,75 tỉ USD vì phải thiết kế lại trên dự án ven biển rộng 600 ha nên tăng vọt chi phí tái tạo đất, bãi biển do việc khai thác titan gây ra và các lợi nhuận thất thoát khi không xây dựng được khu du lịch.

 

Vẫn muốn thương lượng trước khi ra trọng tài

 

Ngày 24-8, Thường trực Trọng tài Quốc tế đã gửi email đến Công ty Luật Dardene & Boyd, Vụ Luật pháp Quốc tế - Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan nơi có trụ sở của Tòa án Quốc tế CIJ (Cour Internationale de Justice - La Haye) thông báo việc Trọng tài Quốc tế thụ lý vụ kiện.

 

Trong email, Thường trực Trọng tài Quốc tế cho biết đã chọn các trọng tài viên gồm ông John Y. Gotanda, Chủ nhiệm, GS luật ĐH Luật Villanova (Mỹ); GS Campell McLachlan, ĐH Luật Victoria ở Wellington (New Zealand) và ông Neil Kaplan, cố vấn Trọng tài Quốc tế ở Hong Kong, thực hiện việc phân xử vụ kiện. Thường trực Trọng tài Quốc tế cũng thông báo hai bên tranh chấp có trách nhiệm cung cấp các tài liệu liên quan cho ông Kaplan.

 

Công ty Luật Dardene & Boyd cũng nhìn nhận số tiền đòi bồi thường 3,75 tỉ USD là “lớn đáng kinh ngạc” nhưng lại cho rằng tương ứng với những tổn thất của thân chủ. Dardene & Boyd cũng tỏ rõ muốn thông qua thương lượng về số tiền bồi thường trước khi Tòa án Trọng tài Quốc tế chính thức đứng phân xử.

 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập tổ rà soát liên ngành để chuẩn bị cho vụ kiện. UBND Tỉnh Bình Thuận cũng đã cử giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, một phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tham gia tổ rà soát. Bình Thuận cũng đang xúc tiến tìm kiếm luật sư để tham gia vụ kiện.

 

Nếu vụ kiện này đưa ra phân xử thì có thể đây là vụ kiện có số tiền đòi bồi thường lớn nhất từ trước tới nay.

 

Theo Phương Nam / Pháp Luật TPHCM
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cấp phép khai thác titan: UBND tỉnh Bình Thuận bị kiện đòi 3,75 tỉ USD

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI