Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
"Cáo buộc" nhà báo Thu Uyên lừa dối: LS Triển xin dừng tranh luận
(23:18:29 PM 03/12/2013)Cuộc chiến trên báo chí, website, mạng xã hội giữa luật sư Trần Đình Triển và nhà báo Thu Uyên được đẩy lên đỉnh điểm khi ông Lê Cao Tâm, một người được cho là cung cấp chứng cứ cho luật sư Triển, xuất hiện trên Công luận và khẳng định tài liệu mà luật sư Triển tung lên mạng là giả mạo.Vị tiến sĩ - luật sư này đã lên tiếng cáo buộc ông Lê Cao Tâm "trả lời một cách dối trá" và xin kết thúc tranh luận trên Facebook, chuyển tài liệu cho cơ quan chức năng...
Ông Lê Cao Tâm: Tôi có khả năng quay dây cho người khác nhảy
Trả lời Báo Công luận ngày 2.12, ông Lê Cao Tâm, nguyên giám đốc Sài Gòn Buổi Sáng (công ty sản xuất chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly") cho rằng: "Tất cả các tài liệu mà luật sư Triển có và post lên mạng xã hội trong thời gian vừa qua hoàn toàn giả mạo. Riêng bộ hồ sơ thật chỉ có hai bộ, một bộ gửi Bác Tấn gồm có một báo cáo xác minh và một thư xin lỗi viết bằng tay của tôi. Tuy nhiên, vừa qua do biết nhiều người muốn có tài liệu này để phá công tychúng tôi, vợ bác Tấn đã chuyển lại cho tôi cất giữ. Một bộ lưu hiện đang nằm trongnhà tôi. Có nghĩa rằng, tất cả tài liệu thật của vụ tìm kiếm anh Võ Văn Phước hiện chỉ mình tôi lưu giữ, còn tài liệu phát tán trên mạng vừa qua là hoàn toàn giả mạo. Để xác định thật giả hãy xem chữ ký của tôi, chữ ký của tôi lúc đó tôi lấy tên của vợ ghép với họ của tôi. Trong các văn bản được post lên mạng vừa qua hoàn toàn là chữ ký mới của tôi sau này và tất cả đều là bản copy".
Cuộc chiến giữa luật sư Trần Đình Triển (giữa) và nhà báo Thu Uyên (trái) đã có thêm sự xuất hiện của ông Lê Cao Tâm (phải)
Gần như ngay sau đó, trên trang Facebook của mình, luật sư Trần Đình Triển cho rằng, ông Lê Cao Tâm đã "trả lời một cách dối trá".
Lê Cao Tâm khi gặp gỡ tôi, hỏi chuyện sơ qua thì hóa ra quen biết rất nhiều anh em, bạn bè của nhau nên Cao Tâm bộc bạch rất thật với tôi. Cao Tâm cho biết: mang danh là của truyền hình VTV nhưng thực chất 2 chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” và “Trở về từ ký ức” là do gia đình Thu Uyên nắm giữ. Chồng là ông Sánh (trước đây công tác ở báo Thanh niên nắm giữ 40% cổ phần, con gái Thu Uyên nắm giữ 30%, tôi nắm giữ 30%, trước đây tôi làm giám đốc nay gia đình Thu Uyên đẩy tôi ra ngoài, đưa cháu của ông Sánh vào làm giám đốc. Hiện nay tôi chỉ còn cổ phần ở đó, tôi cũng lập 1 công ty riêng là Công ty Di sản Quê hương do tôi làm giám đốc.
Chính ông Cao Tâm là người gửi bản đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần truyền thông Sài Gòn buổi sáng cho tôi qua email (1 số anh em báo chí đã chụp bản đăng ký kinh doanh đó trên màn hình lấy ra từ email của Văn phòng luật sư Vì Dân và có dấu đỏ bản sao). Vậy mà nay ông Cao Tâm nói toàn là tài liệu giả, mọi người nghe được không?"
Luật sư Triển tỏ ra bất ngờ: "Tôi giấu giếm tất cả thông tin Cao Tâm cho tôi biết về nội dung hợp đồng, tài trợ, quảng cáo, ăn chia… Cao Tâm dặn tôi: “Anh đừng để lộ ra, không nó chặt cổ tôi”. Ấy vậy mà hôm nay Cao Tâm lại nói khác với công luận".
Luật sư Trần Đình Triển cũng "xin kết thúc mọi thông tin trên Facebook, để có văn bản gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?