Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Bức xúc tình trạng khai thác cát bừa bãi trên sông Krông Ana
(10:41:30 AM 19/04/2013)(Ảnh minh họa: TTXVN)
Đoạn sông Krông Ana chảy qua địa bàn huyện Krông Bông có khai thác cát với tổng chiều dài trên 27km. Theo quy định, các đơn vị khai thác cát được cấp phép chỉ khai thác cát ở lòng sông cách bờ ít nhất 5m, độ sâu cho phép 4m, nhưng các hộ gia đình và doanh nghiệp trên địa bàn lại đua nhau khai thác cát ồ ạt không theo quy định nào. Nơi nào có sản lượng cát nhiều, thuận tiện, họ tập trung tàu thuyền với công suất lớn đổ xô vào khai thác từ 6 giờ đến 18 giờ.
Theo phản ánh của đồng bào các dân tộc, bình quân mỗi ngày, tại khu vực này, các hộ gia đình và doanh nghiệp khai thác từ 500-600m3 cát.
Cũng theo phản ánh của đồng bào các dân tộc, ở đoạn sông này, cách đây 5 năm, chiều rộng của dòng sông chỉ có từ 30-40m nhưng hiện nay, do khai thác cát quá bừa bãi, dòng sông đã xâm thực vào đất sản xuất của nhiều hộ dân ở hai bên bờ khá sâu, có nơi dòng sông xâm thực vào đến cả trăm mét, xoáy sâu xuống lòng sông cả chục mét.
Gia đình anh Hồ Văn Khôi, ở thôn 2 xã Cư Kty và anh Đặng Đình Nam, ở xã Khuê Ngọc Điền, cách đây gần 3 năm, mỗi gia đình có 1 ha ruộng ven sông Krông Ana trồng hoa màu nhưng nay, gần như toàn bộ diện tích đã bị cuốn trôi theo dòng nước.
Lãnh đạo xã Cư Kty cho biết, chỉ riêng từ năm 2005 đến nay, xã đã mất từ 80 đến 120 ha ruộng rẫy gần triền sông do tình trạng khai thác cát bừa bãi gây nên. Nghiêm trọng hơn, các doanh nghiệp, hộ gia đình còn tổ chức khai thác cát sát chân cầu đe dọa đến sự an toàn của cầu Yang Sơn nằm trên quốc lộ 27, nối liền giữa hai tỉnh Đắk Lắk-Lâm Đồng và cầu chữ V nối liền giữa hai xã Cư Kty-Khuê Ngọc Điền.
Các ngành chức năng ở tỉnh Đắk Lắk cần sớm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác cát bừa bãi trên dòng sông Krông Ana, góp phần thực hiện tốt Luật Khoáng sản trên địa bàn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
-
Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
-
Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
-
Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
-
Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
-
Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
-
Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
-
Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
.jpg)