»

Thứ sáu, 22/11/2024, 12:43:40 PM (GMT+7)

Bộ Tư pháp vào cuộc vụ CSGT được trưng dụng tài sản Tin mới nhất

(15:23:37 PM 02/02/2016)
(Tin Môi Trường) - Đề cập đến những ý kiến trái chiều từ Thông tư 01 của Bộ Công an, ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm (Bộ Tư pháp) cho biết, Cục này đã vào cuộc để làm rõ.

>>Nếu cảnh sát giao thông cố tình trưng dụng tài sản, tôi sẽ kiện

 

Bộ[-]Tư[-]pháp[-]vào[-]cuộc[-]vụ[-]CSGT[-]được[-]trưng[-]dụng[-]tài[-]sản
Theo luật CSGT quyền không được trưng dụng tài sản. Ảnh minh họa: Đoàn Nguyên.


Liên quan đến Thông tư 01 của Bộ Công an (định về nhiệm vụ, quyền hạn của CSGT thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát giao thông) có hiệu lực từ ngày 15/2 tới, ngày 2/2, ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm, Bộ Tư pháp cho biết, đơn vị này sẽ trực tiếp kiểm tra.

"Cục đang kiểm tra theo trình tự thủ tục, quy định pháp luật. Chúng tôi đang xem xét tính pháp lý hợp hiến hợp pháp của Thông tư này", vị Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản pháp luật nói .

Theo ông Ba, muốn biết Thông tư này có khả thi hay vượt quá thẩm quyền hay không thì phải xác minh thông tin, xem xét đa chiều từ nhiều bên liên quan.

"Hiện đang trong quá trình tác nghiệp kiểm tra nên chưa có kết luận chính thức. Khi có kết luận về pháp lý có hợp hiến, hợp pháp hay không, Cục sẽ thông tin tới các cơ quan báo chí, tuyên truyền cho người dân được rõ", ông Ba nói.

Chia sẻ về vấn đề này, Luật sư Vũ Tiến Vinh - Giám đốc công ty luật Bảo An (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, để xác định việc Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định về trưng dụng tài sản có đúng luật hay không cần phải căn cứ Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 cũng như Luật Công an nhân dân năm 2014.

Đến thời điểm này Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản đang có hiệu lực nên mọi hoạt động về trưng mua, trung dụng phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật này. Theo đó, việc trưng dụng chỉ được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp; Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia; Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia; Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

Đối với tài sản bị trưng dụng như: Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác thì thẩm quyền trưng dụng duy nhất thuộc về Bộ trưởng 7 Bộ: Tài chính, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công thương và Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Luật này còn quy định người có thẩm quyền trưng dụng nói trên không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản cho các chủ thể khác. Điều này có nghĩa Bộ trưởng Bộ Công an không được giao quyền quyết định trưng dụng tài sản cho CSGT.

Về trình tự, thủ tục trưng dụng tài sản, việc quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng cũng như việc hoàn trả tài sản, bồi thường cho chủ sở hữu khi việc trưng dụng kết thúc được Luật quy định hết sức chặt chẽ, nhằm hạn chế việc lạm dụng trưng dụng tài sản nhưng cũng đồng thời đảm bảo hiệu lực của quyết định trưng dụng phải được thực thi. Mặt khác, nó cũng góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ tài sản bị trưng dụng.

Điều 15 Luật Công an nhân dân năm 2014 cũng quy định quyền hạn của Công an nhân dân, trong đó có: “Huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra”.

Như vậy, cán bộ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (chủ thể được đề cập đến trong Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an) khi trưng dụng tài sản cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật mà ở đây chính là Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.

"Tuy nhiên, Luật này lại không có quy định nào cho phép cán bộ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ được quyền trưng dụng tài sản. Do vậy, việc Thông tư 01/2016/TT-BCA cho phép cán bộ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ được trưng dụng tài sản là chưa đủ cơ sở pháp lý và không có hiệu lực trên thực tế", luật sư Vinh khẳng định.

"Dừng lại ở Thông tư 01 thì nó chỉ là quy định “treo”. Không phải cứ ban hành thông tư này rồi, CSGT cứ ra đường cầm gậy, vác còi ra trưng dụng tài sản người dân. Nếu làm như vậy là lạm quyền, là trái luật", Tiến sĩ Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp .

Theo Thắng Quang /Zing
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ Tư pháp vào cuộc vụ CSGT được trưng dụng tài sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI