Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Bộ TNMT không trả trụ sở cũ vì...thêm việc, nhiều cán bộ
(11:26:13 AM 02/11/2014)
Trụ sở cũ của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại 83 Nguyễn Chí Thanh
Trụ sở Bộ, ngành sau di dời có được bán? Đây chính là lý do khiến Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) giữ lại trụ sở cũ tại 83 Nguyễn Chí Thanh dù đã xây trụ sở mới tại số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy Hà Nội.
Thông tin này được ông Chánh văn phòng Bộ TNMT Tăng Thế Cường xác nhận với báo chí trước dư luận cho rằng cơ quan này đã có trụ sở mới khá “hoành tráng” trên đường Tôn Thất Thuyết, song vẫn giữ lại trụ sở cũ tại 83 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
Tờ Vneconomy dẫn lời đại diện Bộ TNMT cho biết khi mới thành lập, cơ quan này được giao quản lý 5 lĩnh vực về tài nguyên môi trường, khi đó Bộ không có trụ sở và được giao 83 Nguyễn Chí Thanh.
Do nhu cầu quản lý nhà nước của ngành tăng mạnh nên Bộ đã được Chính phủ chấp thuận xây dựng trụ sở mới tại số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy với công năng thiết kế cho 600 người.
Sau đó, Bộ được giao quản lý thêm 3 lĩnh vực là biển - hải đảo, biến đổi khí hậu và viễn thám nên trụ sở mới có hơn 1.000 người làm việc.
Theo ông Cường, đây là con số quá lớn nên cần phải giãn trụ sở. Do đó, Tổng cục Biển và Hải đảo được bố trí về làm việc tại trụ sở cũ 83 Nguyễn Chí Thanh.
Ông Cường khẳng định, việc giữ lại trụ sở cũ đã được Bộ báo cáo Chính Phủ.
Việc xây trụ sở mới nhưng không trả lại trụ sở cũ không phải là trường hợp hiếm gặp. Trước đó Hà Nội đã dành gần 100 ha đất để sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở mới cho những cơ quan Bộ, ngành cần di dời. Tất cả vì mục tiêu giải phóng không gian để quy hoạch lại Thủ đô đồng thời giảm tải sức ép giao thông ở các quận nội thành Hà Nội.
Tuy nhiên sau đó nhiều bộ ngành đã tìm đủ lý do để trì hoãn việc di dời cũng như giữ lại luôn trụ sở cũ dù rằng trụ sở mới rất hoành tráng.
Cụ thể Bộ Nội vụ có công trình với tổng diện tích đất là 1,63ha (trong đó, diện tích sàn là 30.628m2, quy mô 17 tầng) nằm tại Lô D24 - Khu đô thị mới Cầu Giấy. Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 30/4/2009 và khánh thành, đưa vào sử dụng ngày 14/12/2010.
Bộ Khoa học&Công nghệ (tại số 93 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) có quy mô 0,15ha sẽ được chuyển sang làm bảo tàng, viện nghiên cứu hoặc trụ sở văn phòng, khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại.
Trụ sở cũ Bộ Tài nguyên và Môi trường (tại số 83 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, có quy mô 0,36ha) được đề xuất chuyển thành trụ sở làm việc của sở, ngành của Thành phố hoặc ưu tiên cho công trình hạ tầng, kĩ thuật phục vụ đường sắt đô thị.
Trụ sở cũ của Bộ Nội vụ (tại số 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, có quy mô 0,3ha) có 3 phương án chuyển đổi: Để làm trường học; làm trung tâm hành chính cấp quận hoặc để xây dựng chỗ để xe và trồng cây xanh.
Tuy nhiên, hầu như các bộ ngành vẫn 'nuối tiếc' trụ sở cũ nên vẫn chưa được trả lại cho thành phố Hà Nội.
Việc dây dưa kéo dài đến mức cuối tháng 8 vừa qua, Thủ tướng đã phải có công văn yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương chấn chỉnh công tác quản lý các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Trong đó, người đứng đầu Chính phủ nghiêm cấm và yêu cầu các cơ quan chức năng Kiên quyết xử lý thu hồi đối với các trường hợp cho thuê, cho mượn, để trống không sử dụng hoặc sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức.
Đồng thời, Thủ tướng cũng nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị giữ lại trụ sở làm việc cũ để sử dụng, cho thuê, cho mượn hoặc bố trí cho đơn vị khác, kể cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?