»

Thứ sáu, 01/11/2024, 22:35:46 PM (GMT+7)

Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức đáp lời vụ Đà Nẵng "dọa" kiện

(14:34:05 PM 17/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngày 13/2, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) có Công văn số: 77 /TNN-LVS phản hồi về vấn đề xả nước sông Vu Gia trong Dự thảo Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Theo đó, Cục Quản lý tài nguyên nước khẳng định, các vấn đề về xả nước của Thủy điện Đắk Mi 4, mực nước tại Trạm thủy văn Ái Nghĩa, thay đổi tỷ lệ chuyển nước qua sông Quảng Huế ... đã được nghiên cứu, phân tích tính toán, cân nhắc nhiều phương án trên nguyên tắc sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước trên phạm vi toàn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (bao gồm cả Đà Nẵng và Quảng Nam) trong điều kiện khả năng nguồn nước hiện có, thực trạng hệ thống các hồ đã được xây dựng, đồng thời hài hòa với nhiệm vụ phát điện và bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật Tài nguyên nước.

 

Thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ trong mùa lũ năm 2013
 
Công văn của Bộ cho rằng: "Trong quá trình xây dựng Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa cạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổ soạn thảo cùng với các cơ quan, đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ tập trung nghiên cứu, phân tích các đặc điểm cụ thể của lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
 
Cụ thể như: hệ thống hồ, tình hình thông tin, số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn, tình hình hạn hán trên lưu vực, các yêu cầu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới hạ du các hồ chứa; vấn đề chuyển nước từ sông Vu Gia về sông Thu Bồn; nhu cầu về khai thác, sử dụng nước ở hạ du các hồ chứa và nghiên cứu, tính toán các phương án phối hợp vận hành điều tiết nước trong mùa cạn, bảo đảm hài hòa giữa cấp nước cho hạ du với phát điện trong từng thời kỳ cụ thể, trong đó đã xem xét, cân nhắc ưu tiên nhiệm vụ bảo đảm cấp nước cho hạ du (bao gồm cả thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam) trên nhiệm vụ phát điện như đã được thể hiện ở phần nội dung quy định về nguyên tắc, thứ tự ưu tiên vận hành các hồ trong mùa cạn.
 
Bộ cũng khẳng định, sau gần hai năm nghiên cứu, xây dựng hàng trăm phương án với sự tham gia góp ý, hoàn chỉnh hoặc trực tiếp tính toán và đã xin ý kiến tới 13 cơ quan, đơn vị liên quan (gồm cả UBND thành phố Đà Nẵng) để xin ý kiến góp ý cho dự thảo Quy trình.
 
"Về cơ bản, các cơ quan, đơn vị đều thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Quy trình, các ý kiến góp ý cụ thể đều đã được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, nghiêm túc tiếp thu hoặc giải trình cụ thể", công văn ghi rõ.
 
Do đó, Bộ TNMT khẳng định: "Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 không phải là văn bản quy phạm pháp luật, nhưng để bảo đảm có sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan, bảo đảm chất lượng xây dựng quy trình, quá trình xây dựng Dự thảo Quy trình đã được Bộ áp dụng như trình tự thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật".
 
Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo quy định phần vận hành trong mùa lũ (điều chỉnh, bổ sung toàn diện so với quy trình vận hành trong mùa lũ đã được ban hành) và rà soát kỹ một số ý kiến góp ý cho phần dự thảo quy định trong mùa cạn, trong đó có ý kiến của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng, Bộ Công Thương, các nhà máy thủy điện... để hoàn thiện Dự thảo Quy trình.
 
Công văn khẳng định, cùng với góp ý của các cơ quan, đơn vị và các địa phương, Cục Quản lý tài nguyên nước đã cùng các chuyên gia rà soát, tính toán các phương án vận hành theo hướng tối ưu hóa các nhu cầu dùng nước hạ du cũng như hiệu quả phát điện, tránh gây lãng phí tài nguyên và điều chỉnh dự thảo Quy trình trong đó có việc vận hành của hồ Đắk Mi 4 xả nước về sông Vu Gia, cụ thể như sau:
 
- Khi mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa nhỏ hơn 2,53m, hồ Đắk Mi 4 xả 25m3/s đối với thời kỳ dùng nước gia tăng, 12,5m3/s đối với thời kỳ dùng nước bình thường;
 
- Khi mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa trong khoảng từ 2,53 m đến 2,67 m, hồ Đắk Mi 4 xả 12,5m3/s đối với thời kỳ dùng nước gia tăng, 8 m3/s đối với thời kỳ dùng nước bình thường;
 
- Khi mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa lớn hơn 2,67m, hồ Đắk Mi 4 xả 8 m3/s đối với thời kỳ dùng nước gia tăng, 5 m3/s đối với thời kỳ dùng nước bình thường.
 
Tuy nhiên ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Phó Trưởng ban PCLB&TKCN TP Đà Nẵng cho biết, dự thảo quy trình đã khống chế mực nước tại thị trấn Ái Nghĩa (huyện Đại lộc, Quảng Nam) H = 2,53m để làm cơ sở cho vận hành. Trị số 2,53m là giá trị trung bình của mực nước trung bình tháng có dòng chảy nhỏ nhất trong năm trong tài liệu từ năm 1976 đến nay. Nghĩa là mỗi năm lấy 1 tháng có dòng chảy trung bình thấp nhất, bất kể rơi vào tháng nào (có thể tháng 3, 6 hay 7).
 
Phía Đà Nẵng cho rằng dự thảo quy trình khi H (tại Ái Nghĩa) nhỏ hơn giá trị 2,53m tức là hạ du đang bị thiếu nước nghiêm trọng thì hồ Đăk Mi4 chỉ xả trả lại sông Vu Gia 12,5m3/s. Khi H (tại Ái Nghĩa) từ 2,53 đến 2,67m, tức hạ du đang bị thiếu nước nặng mà hồ Đăk Mi 4 chỉ xả trả lại sông Vu Gia 8m3/s.
 
Ông Huỳnh Vạn Thắng khẳng định: khi khống chế mực nước tại thị trấn Ái Nghĩa bằng 2,53m có nghĩa là gần như thủy điện Đăk Mi 4 sẽ không xả trả lại cho sông Vu Gia bất chấp hạ du thiếu nước, ngoại trừ 5m3/s để duy trì dòng chảy trên đoạn sông chết từ thủy điện Đăk Mi 4 đến Bến Giằng (huyện Nam Giang, Quảng Nam). “Điều này đi ngược lại với ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu thủy điện Đăk Mi 4 phải xả trả lại sông Vu Gia 25m3/s”, ông Thắng bức xúc.
 
Dù gì thì công văn cũng nhấn mạnh: "Cục Quản lý tài nguyên nước sẽ cùng với các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng các ý kiến của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ".
Phương Nguyên- báo Đất việt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức đáp lời vụ Đà Nẵng "dọa" kiện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI