»

Thứ sáu, 22/11/2024, 08:44:38 AM (GMT+7)

Bộ Tài nguyên và Môi trường "sẵn sàng chịu mọi kỷ luật" vụ Formosa

(20:50:09 PM 17/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Liên quan sự cố môi trường, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận khuyết điểm và sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật của Ban bí thư.

Trao đổi với báo chí tại cuộc họp chuyên đề sáng 17/11, Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết, sau sự cố Formosa, Ban bí thư, Thủ tướng đã chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan.

 
[-]Bộ[-]Tài[-]nguyên[-]Môi[-]trường[-]"sẵn[-]sàng[-]chịu[-]mọi[-]kỷ[-]luật"[-]vụ[-]Formosa
Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển trong buổi họp báo sáng 17/11. Ảnh: N.H.
 
"Sự cố môi trường là do Formosa sai, họ đã nhận lỗi và xin chịu trách nhiệm. Nói Bộ không có trách nhiệm gì là không phải, tôi xin khẳng định là có một phần", ông nói.
 
Theo thứ trưởng Hiển, dù vậy thì trách nhiệm chính vẫn là của Hà Tĩnh. Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa đặt nhà máy tại tỉnh này nên Hà Tĩnh phải kiểm tra, giám sát thường xuyên. Sự việc cũng cho thấy Bộ và địa phương phối hợp chưa tốt. Ông Hiển bác bỏ thông tin Bộ mắc sai phạm trong thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp phép xả thải cho Formosa như một số thông tin nêu.
 
"Khuyết điểm của Bộ, của Ban cán sự Đảng chúng tôi xin nhận, không né tránh và sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật và đang chờ Ban bí thư xem xét", ông nói.
 
Khi xảy ra sự cố, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang không phải thành viên ban cán sự đảng của Bộ nên không bị xem xét trách nhiệm. Ban bí thư, Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm lãnh đạo đương chức nên Bộ kiểm điểm người đương chức, đặc biệt là người phụ trách lĩnh vực liên quan.
 
"Dù đồng chí Quang không là thành viên Ban cán sự chúng tôi vẫn mời đến dự họp, tham gia ý kiến. Đồng chí Quang nói với trách nhiệm từng là Bộ trưởng nên sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật", ông Hiển cho hay.
 
Riêng thứ trưởng Võ Tuấn Nhân phụ trách Tổng cục Môi trường mới nhận nhiệm vụ, không xử lý bất cứ vấn đề môi trường nào trước đó nên Ban cán sự Đảng thống nhất không xem xét trách nhiệm.
 
Theo ông Hiển, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang kiểm tra để làm rõ trách nhiệm những cá nhân khóa trước và khóa này, kiểm điểm tổ chức, đơn vị liên quan đến sự cố Formosa. Kết quả kiểm tra đến đâu Bộ chưa được biết. Nhưng Bộ cũng đã chỉ ra các cá nhân phải chịu trách nhiệm, việc xử lý thế nào thì phải lập hội đồng xem xét.
 
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Theo VNE
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ Tài nguyên và Môi trường "sẵn sàng chịu mọi kỷ luật" vụ Formosa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI