»

Thứ sáu, 22/11/2024, 08:54:55 AM (GMT+7)

Biệt thự trái phép của phó Ban nội chính Đắk Lắk có gì?

(09:20:37 AM 03/04/2017)
(Tin Môi Trường) - Ông Nguyễn Sỹ Kỷ - phó Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk - đã xây biệt thự trái phép trên đất nông nghiệp của gia đình tại phường Ea Tam (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

[-]Biệt[-]thự[-]trái[-]phép[-]của[-]phó[-]Ban[-]nội[-]chính[-]Đắk[-]Lắk[-]có[-]gì?

Khu vườn và biệt thự của ông Nguyễn Sỹ Kỷ xây trái phép trên đất nông nghiệp - Ảnh: T.B.D.
 
Chiều 2-4, ông Phạm Tân - chủ tịch UBND phường Ea Tam (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) - cho biết đã lập biên bản hành chính và báo cáo lên UBND TP Buôn Ma Thuột về công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của gia đình ông Nguyễn Sỹ Kỷ - phó Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk.
 
Xác nhận về nội dung này, ông Kỷ nói rằng diện tích nhà mà phường Ea Tam yêu cầu tự giải tỏa gây xôn xao dư luận nhiều ngày nay là nhà và vườn của ông, ở tổ dân phố 11, phường Ea Tam.
 
Chiều 2-4, khuôn viên công trình vườn, biệt thự của vợ chồng ông Nguyễn Sỹ Kỷ đóng cửa kín mít ở hai lối ra vào.
 
Từ bên ngoài nhìn vào chỉ thấy hình một con đại bàng lớn được đúc bằng bêtông đặt trên đỉnh căn biệt thự.
 
Cổng chính và cổng phụ dẫn xuống hông căn biệt thự này được làm bằng các tấm cửa sắt lớn, có gắn camera theo dõi. Một người dân ở gần căn biệt thự này cho biết gia chủ ít khi mở cửa.
 
Theo hồ sơ của UBND phường Ea Tam, tính đến thời điểm được xác định là công trình xây trái phép trên đất nông nghiệp của ông Nguyễn Sỹ Kỷ và vợ là Quách Thị Tuất đã xây dựng xong một căn nhà kiểu biệt thự tổng diện tích khoảng 200m2, khu nhà bếp và nhà ăn 91m2, nhà chòi xây trên hồ nước tổng diện tích 19m2, một hồ bơi rộng 152m2.
 
Ông Phạm Tân - chủ tịch UBND phường Ea Tam - cho biết trước Tết Nguyên đán khi tiến hành kiểm tra phường phát hiện khu biệt thự của hộ ông Kỷ được xây trên khu đất thuộc danh mục đất trồng cây lâu năm.
 
Theo quy hoạch sử dụng đất tính đến năm 2020, khu đất nói trên của gia đình ông Kỷ không được chuyển đổi sang mục đích đất thổ cư.
 
Sau khi kiểm tra và lập biên bản vi phạm, UBND phường Ea Tam yêu cầu ngừng thi công và yêu cầu hộ ông Kỷ tự tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trước ngày 25-3.
 
Sau đó gia chủ có đơn gửi đến các cơ quan chức năng xin được giữ lại công trình, tiến hành làm các thủ tục chuyển đổi bổ sung.
 
Do khu đất này thuộc sở hữu của ông Kỷ - là phó Ban nội chính, có một số vấn đề cần tham khảo nên UBND phường Ea Tam đã gửi báo cáo xin ý kiến lên UBND TP Buôn Ma Thuột.
 
Lãnh đạo UBND TP Buôn Ma Thuột cho biết đã nắm được sự việc và sẽ xin ý kiến cấp trên về trường hợp của ông Kỷ.
 
Về việc vợ chồng ông Kỷ có đơn xin giữ công trình đã xây dựng để làm chuyển đổi, ông Phạm Tân cho biết phường sẽ chấp hành theo chỉ đạo của UBND TP Buôn Ma Thuột. Nếu tháo dỡ thì sẽ tiến hành tháo dỡ ngay, còn ngược lại cho giữ thì phải làm các thủ tục cần thiết.
Theo Thái Bá Dũng/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biệt thự trái phép của phó Ban nội chính Đắk Lắk có gì?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI