»

Chủ nhật, 24/11/2024, 13:10:40 PM (GMT+7)

Biệt thự "to nhất vùng" ở Thái Nguyên sai phép không ai xử lý

(16:16:48 PM 31/12/2017)
(Tin Môi Trường) - Đó là biệt thự đồ sộ, cao 5 tầng của ông Trần Văn Khâm - bí thư Đảng ủy Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco).

Biệt[-]thự[-]"to[-]nhất[-]vùng"[-]ở[-]Thái[-]Nguyên[-]sai[-]phép[-]không[-]ai[-]xử[-]lý

Căn biệt thự hoành tráng xây sai phép của ông Khâm, bà Vân - Ảnh: LÂM HOÀI

 
Biệt thự này xây từ năm 2013, bị yêu cầu dỡ bỏ phần sai phép nhưng đến nay vẫn sừng sững tồn tại mà không bị "sờ gáy".
 
"To nhất vùng"
 
Đến TP Thái Nguyên hỏi biệt thự của ông "Khâm gang thép" người dân ai ai cũng biết. "Ai chứ nhà ông Khâm to nhất vùng này ai chẳng biết" - một chủ quán nước ở ngã ba lối vào công ty gang thép, cách nhà ông Khâm tới 3km, thản nhiên nói khi chúng tôi hỏi đường.
 
Án ngữ trên một khu đất cao với khuôn viên rộng rãi, ngôi biệt thự của vợ chồng ông Khâm (đóng tại tổ dân phố 13, P.Trung Thành, TP Thái Nguyên) được ví như một "biệt phủ" hoành tráng, tách biệt hẳn với bên ngoài. Ngôi biệt thự này được sơn màu vàng rực sang trọng, đứng từ xa hàng cây số có thể trông thấy rất rõ.
 
Ngôi biệt thự xây theo lối kiến trúc châu Âu cổ điển, kết cấu gồm nhiều hàng cột, nhiều chóp mái. Quanh nhà được bao quanh bởi bức tường ximăng dày kiên cố, cao khoảng 5m, phía trên có gắn chông sắt nhọn. Lối vào chính án ngữ bằng hai cánh cổng sắt đồ sộ được sơn thếp màu đồng giả cổ với nhiều họa tiết tinh xảo, cầu kỳ.
 
Để tìm hiểu việc xây dựng ngôi biệt thự, chúng tôi trực tiếp liên hệ với gia đình ông Khâm. 
 
Sau khi bấm chuông cửa, chúng tôi xuất trình giấy tờ công tác, bà Nguyễn Thị Hồng Vân - vợ ông Khâm - cầm lấy rồi chạy mất hút vào trong nhà. 
 
Khoảng 10 phút sau, bà Vân quay ra nói: "Chị vừa gọi cho anh trai của chị bên Ban Tuyên giáo trung ương rồi. Người lạ chị không làm việc, có gì cứ ra cơ quan mà gặp anh (ông Khâm)".
 
Bà Vân còn nói: "Thực ra người ta tranh giành địa vị thôi chứ nhà chị có gì đâu. Đất thì đất các cụ cho, vậy mà người ta cứ chọc từ năm 2013 cho tới bây giờ. Chúng tôi mà có sai phạm thì công an gô cổ lại rồi chứ cần gì phải viết báo".
 
Khi được hỏi về giấy phép xây dựng ngôi nhà, bà Vân trả lời: "Ở phường các anh chị ủng hộ rồi, cái này là đúng quy chuẩn hết. Cái sai phạt hết rồi, phạt 7 triệu ngoài phường. Giấy phép đầy đủ hết, ngoài phường có lưu hết".
 
Trên dưới đùn đẩy cho nhau
 
Theo tìm hiểu, ngôi biệt thự nói trên được UBND TP Thái Nguyên cấp giấy phép xây dựng công trình "nhà ở riêng lẻ" ngày 24-4-2012. Giấy phép chỉ rõ tổng diện tích sàn xây dựng: 420m2, chiều cao công trình: 7m, số tầng được phép xây dựng: 2 tầng.
 
Tuy nhiên, đến ngày 6-9-2013, UBND P.Trung Thành kiểm tra và phát hiện công trình thi công sai với giấy phép. 
 
Cụ thể, ngôi biệt thự được xây cao 5 tầng với chiều cao 17,1m, tức vượt 3 tầng, cao hơn 10,1m so với giấy phép được cấp. Ngoài ra, một phần công trình còn vi phạm lộ giới đường quy hoạch.
 
UBND P.Trung Thành lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu gia đình ông Khâm, bà Vân dừng ngay việc thi công và khắc phục kịp thời các vi phạm, đồng thời tháo dỡ toàn phần diện tích xây dựng sai.
 
Tới ngày 11-9-2013, UBND TP Thái Nguyên ra quyết định xử phạt hành chính với mức phạt 7,5 triệu đồng. 
 
Quyết định này nêu rõ: "Buộc hộ ông Trần Văn Khâm và bà Nguyễn Thị Hồng Vân tự phá dỡ công trình sai nội dung giấy phép xây dựng. Gia đình vi phạm phải chấp hành nghiêm quyết định hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên, gia đình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành".
 
Tính từ thời điểm đó đến nay hơn 4 năm trôi qua, công trình tiếp tục được hoàn thiện và không hề bị xử lý.
 
Theo ông Trần Xuân Thưởng - đội trưởng đội quản lý trật tự xây dựng và giao thông TP Thái Nguyên - cho rằng lỗi là do phường sở tại không có báo cáo đề xuất phương án xử lý công trình lên TP. 
 
"Chức năng của cơ quan tôi là đôn đốc UBND P.Trung Thành tiến hành kiểm tra, trình ra các biện pháp xử lý tiếp theo. Còn trách nhiệm quản lý trật tự đô thị trước hết là của UBND phường" - ông Thưởng phân bua.
 
Trong khi đó, bà Trần Thị Thanh - chủ tịch UBND P.Trung Thành - lại khẳng định phường "làm hết trách nhiệm và thẩm quyền". 
 
"Chúng tôi lập biên bản vi phạm, mức phạt dưới 2 triệu đồng thì phường xử lý. Còn cái này trên 2 triệu đồng, vượt quá thẩm quyền của phường" - bà Thanh thanh minh.
 
Khi đề cập tới trách nhiệm của phường trong việc không có báo cáo đề xuất phương án xử lý công trình như ông Thưởng nói, bà Thanh né câu trả lời, cáo bận họp.
 
Trao đổi, một lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị TP Thái Nguyên xác nhận đến nay công trình biệt thự của ông Khâm, bà Vân vẫn chỉ có duy nhất một giấy phép xây dựng cũ được cấp cách đây gần 5 năm. 
 
"Hiện chúng tôi chưa nhận được đơn hay hồ sơ đề nghị điều chỉnh lại giấy phép mới nào của gia đình ông Khâm, bà Vân" - ông này thông tin.
Theo LÂM HOÀI (báo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biệt thự "to nhất vùng" ở Thái Nguyên sai phép không ai xử lý

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI