»

Thứ sáu, 01/11/2024, 12:23:29 PM (GMT+7)

Bảy vấn đề cần hoàn thiện và bổ sung của Luật Đa dạng sinh học

(00:42:20 AM 30/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Luật đa dạng sinh học được Quốc hội qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Tuy nhiên nhiều bất cập của luật ĐDSH đã dần bộc lộ sau hơn 4 năm thực hiện. Điều này giải thích cho sự suy thoái nhanh chóng của các khu BTTN Việt Nam trong thời gian qua.

 

 


1.Quy định của Luật ĐDSH trong lĩnh vực chức năng quản lý nhà nước về Đa dạng SH

 

 (i).Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng sinh học

 

Theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý các khu rừng đặc dụng (hệ sinh thái rừng); các khu bảo tồn vùng nước nội địa (hệ sinh thái thuỷ vực nước ngọt nội địa); các khu bảo tồn biển (hệ sinh thái biển). Trong khi đó, Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý các khu đất ngập nước (hệ sinh thái đất ngập nước). Tuy nhiên, trên thực tế, các hệ sinh thái này luôn luôn đan xen nhau trong một KBT như vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), U Minh Thượng, U Minh Hạ, Cà Mau, gồm có cả 3 hệ sinh thái: rừng, đất ngập nước và cửa sông ven biển.

 

Trên thực tế việc quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên lâu này vẫn do Bộ NN và PTNT thực thi theo quy định của pháp luật. Ngay cả các khu đất ngập nước đã dùng cho nuôi trồng hay đánh bắt thủy sản, các khu đất ngập nước có rừng ngập mặn hay rừng tràm cũng đếu do Bộ NN và PTNT quản lý (ví dụ hồ Ba Bể của VQG Ba Bể, các VQG U Minh Thượng, U Minh Hạ, Mũi Cà Mau,v.v…). Ngay cả các khu Bảo tồn Biển (ví dụ Vịnh Nha Trang, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Hòn Cau và Quy hoạch phát triển các khu bảo tồn biển đén 2020 với trên 20 khu cũng đã được Bộ NN và PTNT xây dựng và được Chính phủ phê duyệt (Nghị định 57/2008/NĐ-CP và Quyết định 742/QĐ – TTg). Vì thê quy định nhằm Thống nhất quản lý tại  điều 6 trên đây thực chất lại là quản lý không thống nhất. Ngay cả việc xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch của 2 bộ NN và PTNT – Bộ TNMT nhằm thực hiện khoản 5 điều 7 của Nghị định 65 Hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng SH cũng chưa thực hiện được.

 

Điều 35. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiên và Điều 36. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng

 

Quy định không còn phù hợp với thực tế. Hiện nay Việt Nam không còn vùng đất ngập nước, vùng núi đá vôi nào chưa quy hoạch sử dụng hoặc chưa được đưa vào hệ thống khu bảo tồn[1]

 

Hiện nay, Bộ NN và PTNT đang xây dựng “ Chiến lược Quản lý hệ thống Khu BTTN VN đến 2020 tầm nhìn đến 2030” còn Bộ TNMT thì đang xây dựng “Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng SH đến 2020 tầm nhìn đến 2030”, Điều này cho thấy sự không thống nhất trong phân công trách nhiệm Quản lý nhà nước về Đa dạng sinh học.

 

Sự chồng chéo trách nhiệm quản lý Đa dạng sinh học giữa 2 bộ NN và PTNT với Bộ TNMT thể hiện rất rõ trong việc quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn nguy hại. Có sự không thống nhất một số loài ngoại lai là nguy hại hay không nguy hai. Việc tràn lan các loài ngoại lai được đưa vào nuôi trồng trong nước không kiểm soát nổi có lý do ở sự chồng chéo dẫn đến sự buông lỏng nhiệm vụ này.

 

Những bất cập trên đây của Luật Đa dạng sinh học chủ yếu là do nó được ban hành sau khi các bộ luật khác trao quyền Bảo tồn thiên nhiên cho Bộ NN và PTNT đã được ban hành và đi vào thực tiễn khá sớm (Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản và các văn bản liên quan). Cho đến nay, hệ thống KBT Đất ngập nước (ngoài hệ thống mà Bộ NN và PTNT thành lập và quản lý) vẫn không được thành lập trên thực tế[2]. Vấn đề hoàn thiện luật Đa dạng SH chỉ được thực hiện nếu Nhiệm vụ Bảo tồn thiên nhiên được quy về một mối

 

(ii). Hệ thống tổ chức, quản lý “rừng đặc dụng” (Khu BTTN) sau một thời gian thực hiện vẫn còn một số những bất cập sau[3]:

 

Giữa Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Luật đa dạng sinh học năm 2008 có sự khác nhau về phân chia và dùng từ, một bên sử dụng “rừng đặc dụng”, bên kia dùng “ Khu bảo tồn”. Trong khi theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì “Khu bảo tồn” nằm trong rừng đặc dụng và dưới Vườn quốc gia nghĩa là chỉ tương đương với cấp Khu dự trữ Thiên nhiên của Luật Đa dạng SH.. Do đó tạo ra sự không thống nhất về cách sử dụng, gây khó khăn cho công tác quản lý.

 

Trong bảng phân hạng của IUCN thì khu BTTN được chia làm 6 hạng, không có khu vực dành cho thực nghiệm khoa học; đối chiếu với phân hạng của Luật BV và PT Rừng Việt Nam tương đương từ I – V, không có phân hạng VI (điều hành để sử dụng hiệu quả tài nguyên môi trường), các quy định về quản lý rừng đặc dụng thì không có loại rừng đặc dụng nào cho phép khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên thực tế người dân vẫn khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong rừng đặc dụng bởi từ lâu người dân sống gắn bó với rừng, coi rừng là nhà. Do đó cần phải sửa đổi và bổ xung trong việc phân hạng rừng đặc dụng cho phù hợp với thực tế nhưng vẫn đảm bảo việc quản lý rừng tốt. Hệ thống quản lý các khu rừng đặc dụng chưa có một cơ chế rõ ràng và việc quản lý cũng chưa thông nhất. Có 06 Vườn là thuộc Bộ, còn lại trực thuộc UBND tỉnh và sở NN&PTNT tỉnh; còn 98 khu rừng đặc dụng khác do Sở NN&PTNT và Chi cục kiểm lâm quản lý. Chính sự không thống nhất này đã dẫn đến việc quản lý và bảo tồn các khu rừng đặc dụng này không hiệu quả, mỗi nơi có cách làm riêng, phá vỡ kết cấu rừng chung của cả nước, ảnh hưởng đến chất lượng rừng và đa dạng sinh học[4]. Quy mô về diện tích các khu rừng đặc dụng hầu hết giới hạn trong phạm vi hành chính của tỉnh, mà chưa chú trọng đến diện tích vùng sinh thái đặc trưng, diện tích vùng có các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm,… (nghĩa là chưa chú trọng đến việc thành lập khu bảo tồn liên danh giới), chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại của loài, của hệ sinh thái. Đối với Vườn quốc gia, khu bảo tồn chưa xác định được rõ khu vực cho bảo tồn và khu vực dành cho phát triển, do đó đã tạo ra sự lúng túng trong quản lý chỗ nào cũng bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt.

 

Theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý rừng đặc dụng thì Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức lập quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh và UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch đó hoặc có quyền điều chỉnh, chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng đó. Đứng trên quan điểm bảo tồn và phát triển: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn sẽ lập quy hoạch cho các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh là rất khó, bởi lập quy hoạch cho rừng đặc dụng cần phải có kiến thức sâu về bảo tồn, nó khác với quy hoạch sử dụng đất. Việc UBND tỉnh được quyền phê duyệt, điều chỉnh, chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch rừng đặc dụng của cả nước bởi quan điểm bảo tồn chưa được chú trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Không tạo ra hành lang đa dạng sinh học đối với những vùng giáp ranh.

 

 (iii). Điều 32. Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn Các quy về quản lý vùng đệm cần được quy định rõ ràng hơn, phải được thống nhất, giữa địa phương và ban quản lý khu BTTN, cũng nhu việc đầu tư vùng lõi cần phải gắn liền với đầu tư phát triển vùng đệm, nếu vùng đệm không được đầu tư tốt thì việc quản lý và bảo vệ rừng ở vùng lõi rất khó khăn.

 

(iv).Cần có quy định rà soát và loại bỏ các khu BTTN  không còn giá trị về mặt bảo tồn do quản lý và bảo vệ không hiệu quả.

 

2.Quy định của Luật ĐDSH trong lĩnh vực An toàn Sinh học

 

Điều 3 khoản  25. “Quản lý rủi ro là việc thực hiện các biện pháp an toàn để ngăn ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro đối với đa dạng sinh học trong các hoạt động có liên quan đến sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.Lâu nay bất kỳ một hoạt động nào liên quan đến sử dụng, nuôi trồng sinh vật, các tai biến, thảm họa sinh thái không an toàn đối với môi trường và sức khỏe con người đều là “không an toàn sinh học”. Nhưng trong luật lại chỉ liên quan đến việc sử dụng sinh vật biến đổi gen mà thôi.

 

3.Quy định của Luật ĐDSH trong lĩnh vực Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học

 

Khâu lập quy hoạch (điều 8, 9,) 

 

Điều 8 nêu 7 căn cứ để xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở cả quy mô tổng thể của cả nước đến quy mô cấp tỉnh, thành bao gồm chiến lược phát triên kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triên ngành, lĩnh vực; kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, kết quả thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trước đó; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng đa dạng sinh học; nguồn lực để thực hiện. Điều 9 nêu 4 nội dung của quy hoạch.

 

Như vậy có thể thấy rằng quy hoạch bảo tồn ĐDSH đi sau nhiều quy hoạch khác, do vậy đây là một việc làm sẽ mang tính đáp ứng, thích hợp, chủ quan nhiều hơn với yêu cầu khách quan, thực tế đòi hỏi của công tác bảo tồn.

 

b).Khâu thẩm định quy hoạch (điều 10):

 

Luật quy định có 3 loại quy hoạch đa dạng sinh học, đó là quy hoạch tổng thể của cả nước, quy hoạch của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thuộc phạm vi bộ quản lý. Quy định về loại Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thuộc phạm vi quản lý của Bộ là một sự chồng chéo trong quản lý cũng như trong thục tiến. Bởi vì bảo tồn đa dạng sinh học phải trên cơ sở sử dụng đất, việc này do chính quyền địa phương chịu trách nhiệm. Các Bộ chỉ thực hiện nghĩa vụ quản lý nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ. Quy hoạch đa dạng sinh học của Bộ phải phù hợp với quy hoạch đa dạng sinh học tổng thể của cả nước đồng thời lại của địa phương, như vậy các bộ sẽ phải xây dựng một quy hoạch như thế nào? điều này khó hình dung trong thực tế.

 

Cần xem xét tính khách quan trong quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đối với 2 quy định sau: “1.Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức lập, trình Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước”. (Điều 10 khoản 1 Luật Đa dạng sinh học 2008); “Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ vào quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thuộc phạm vi quản lý.” (Điều 10 khoản 2 Luật Đa dạng sinh học 2008).

 

Một chủ thể vừa chịu trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch vừa tổ chức thẩm định/quy hoạch liệu có đảm bảo tính khách quan của các hoạt động này hay không?

 

4.Tính tương thích giữa Luật Đa dạng sinh học các bộ luật khác của Việt Nam

 

(i) Hiện tại ở nước ta có 3 đạo luật quy định 3 hệ thống khu bảo tồn, dù có tên gọi khác nhau, nhưng mục đích được thành lập đều là bảo tồn đa dạng sinh học, đó là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có rừng đặc dụng; Luật Thủy sản có khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa; Luật Đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên

 

Rừng đặc dụng gồm: 1. Vườn quốc gia 2. Khu dự trữ thiên nhiên 3. Khu BT loài-sinh cảnh 4. Khu bảo vệ cảnh quan 5. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

 

Khu BTTN gồm: 1. Vườn quốc gia 2. Khu dự trữ thiên nhiên 3. Khu BT loài-sinh cảnh 4. Khu bảo vệ cảnh quan. Riêng 3 phân hạng sau còn gồm 2 nhóm: Cấp Quốc gia và cấp Đọa phương.

 

Khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa gồm 1. Vườn quốc gia 2. Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh và3. Khu BT loài-sinh cảnh

 

(ii) Tuy nhiên, hiện tại trong Luật Đất đai (2003), Điều 13 về “Phân loại đất” theo mục đích sử dụng, mới chỉ có “Đất rừng đặc dụng” thuộc Nhóm đất nông nghiệp là loại đất đai được sử dụng cho mục đích bảo tồn các hệ sinh thái rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Không có loại đất để sử dụng cho mục đích bảo tồn đa dạng sinh học như tiêu chí của Luật Đa dạng sinh học. Do đó, cần điều chỉnh Luật Đất đai để tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho triển khai Luật Đa dạng sinh học.

 

 (iii).Theo Luật Đa dạng sinh học 2008, một trong những nội dung của quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước là “đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học” (Khoản 7 Điều 9). Vấn đề cần phải làm rõ là quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước là dạng quy hoạch nào trong số các quy hoạch được quy định tại Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường 2005 mà theo đó chủ dự án phải có trách nhiệm đánh giá tác động môi trường? Luật BVMT không có loại quy hoạch này (Luật BVMT đang được sửa đổi, hy vọng là có loại quy hoạch này).

 

(iv).Có quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng (Điều 14 Khoản 4 Luật Bảo vệ môi trường 2005), vậy có quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng hay không? Nếu có thì cơ quan nào thực hiện? Cơ quan nào thẩm định?

 

(v).Điều 28 khoản 2 và Điều 29 khoản 5 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định về quy hoạch bảo tồn thiên nhiên và trách nhiệm lập quy hoạch bảo tồn thiên nhiên. Vậy có sự khác biệt nào giữa quy hoạch bảo tồn thiên nhiên với quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học hay không? Mối quan hệ giữa chúng là gì?

 

5. Quy định của Luật ĐDSH trong lĩnh vực Tiếp cận, đánh giá nguồn gen và chia sẻ lợi ích, lưu giữ và bảo quản mẫu vật di truyền

 

(i).Về thuật ngữ, khái niệm: Còn chưa rõ ràng. Có thể nói khái niệm nguồn gen, mãu vật di truyền đề cập trong luật này vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, gây khó hiểu. Bởi vì, theo như định nghĩa về nguồn gen bao gồm tất cả các loài sinh vật trong các cơ sở bảo tồn và trong tự nhiên. Nếu như vậy thì đối tượng này quá rộng, bao gồm tất cả các sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật…) và trong thực tế mọi hoạt động diễn ra của con người đều là “tiếp cận nguồn gen”. Đây chính là điểm mà chúng ta quản lý cũng như “không quản lý được” vì đối tượng quá rộng .

 

(ii).Về tính khả thi:

 

a.Kỹ thuật: Hiện nay còn thiếu nhiều công cụ để thực thi những quy định này trong luật. Đó là: điều tra, thu thập nguồn gen: hầu như không được thực hiện ở quy mô hộ gia đình, các tổ chức. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen chưa có mẫu hoặc quy định cụ thể; Giấy phép tiếp cận nguồn gen cũng chưa được cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành…

 

b.Phân công: tại các điều 55, 56 quy định phân công các cấp trong việc quản lý nguồn gen gồm các mức như sau:

 

Nhà nước: quản lý chung và giao cho các tổ chức , cá nhân;

 

Ban quản lý khu bảo tồn: quản lý nguồn gen trong khu bảo tồn

 

Chủ cơ sở bảo tồn: quản lý nguồn gen thuộc cơ sở bảo tồn (vườn thực vật, vườn bách thảo, vườn thú, quỹ gen…)

 

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, rừng, mặt nước

 

Ủy ban nhân dân xã: quản lý nguồn gen trên địa bàn xã (trừ các trường hợp quy định tại các điểm trên).

 

Như vậy hầu như bất cứ nguồn gen nào cũng đều có chủ quản lý trực tiếp. Nhưng công cụ kỹ thuật để họ thực hiện nghĩa vụ của mình thì lại hầu như còn bỏ ngỏ. Họ không biết giữ nguồn gen như thế nào, nhất là đối với 2 nhóm chủ thể sau cùng: hộ gia đình và ủy ban nhân dân xã.

 

Cần quy định, thu hẹp lại đối tượng nguồn gen để quản lý. Nên chăng chỉ nên quản lý những nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và những nguồn gen có tiềm năng khai thác sử dụng. Nhà nước cần sớm nghiên cứu ban hành các hướng dẫn cũng như các biểu mẫu để áp dụng như: mẫu hợp đồng. mẫu giấy phép tiếp cận nguồn gen,

 

6.Quy định của Luật ĐDSH về xử phạt các hành vi vi phạm Luật Đa dạng sinh học

 

Điều 7 Luật Đa dạng sinh học quy định về những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học như: Săn bắn, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn; Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn,… Tuy nhiên, thực tế thực hiện cũng cho thấy cần phải bổ sung thêm quy định cấm đối với hành vi sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn sinh học và hành vi nghiêm cấm khác về bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.

 

7.Chưa có quy định về vai trò của cộng đồng và xã hội hóa Bảo tồn Đa dạng sinh học

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng. tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trực tiếp hoặc liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học tại Việt Nam. Điều 4. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học (1). Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.

 

Không có quy định nào về cộng đồng, vai trò của cộng đồng và xã hội hóa bảo tồn ĐDSH.

 

Hàng trăm mô hình sáng kiến cộng đồng bảo tồn Đa dạng sinh học như sân chim, đồi cò, rừng thiêng, bảo vệ rạn san hô, đồng quản lý rừng ngập mặn,…đặc biệt VACNE đã vinh danh gần 500 danh mộc cổ thụ và cụm cổ thụ từ 200 đến 2000 năm tuổi trên khắp đất nước, tạo ra một phong trào quần chúng rộng khắp

 

Những mô hình và sáng kiến cộng đồng này chưa có chỗ đứng nào trong Luật Đa dạng SH hoặc các văn bản pháp luật liên quan

 

THẢO LUẬN

 

1.   Trên đây là những bất cập của Luật Đa dạng SH sau hơn 4 năm thực hiện. Nội dung luật phản ảnh sự lúng tứng của công tác soạn thảo luật này khi các khu vực BTTN đã được đưa vào vào các bộ luật khác được ban hành từ trước, cũng như công tác tổ chức thực hiện các bộ luật đó đã đi vào thực tiến, bài bản và thuộc trách nhiệm của Bộ NN và PTNT. Đẻ công tác bào tồn Đa dạng SH và luật Đa dạng SH sửa đổi được hoàn thiện thì nhiệm vụ quản lý nhà nước về Bảo tòn Đa dạng SH cần quy về một mối.

 

2.   Nội dung Bảo tồn Đa dạng SH ở các bộ luật khác cần phải được tích hợp vào luật Đa dạng SH mới chứ không thể nói đơn giản như điều 76 Quy định chuyển tiếp: Các khu BTTN “đã thành lập theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật thủy sản trước khi Luật này có hiệu lực nếu đáp ứng các tiêu chí xác lập khu bảo tồn theo quy định của Luật này thì không phải ra quyết định thành lập lại.2. Các loại giấy phép, giấy chứng nhận đã cấp ….phù hợp với quy định của Luật này thì vẫn có giá trị thi hành”. Thực chất chưa có quyết định nào về tính chưa phù hợp, chưa đáp ứng của những văn bản đã ban hành dựa theo các bộ luật khác.

 



  

 

[1] Bộ NN và PTNT. 2013. Chiến lược quản lý hệ thống khu BTTN Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030. Dự thảo 5, tr.17

 

[2] Bộ NN và PTNT 2013. Tài liệu đã dẫn tr.18

 

[3] Hoàng Đình Quang, Những vấn đề quản lý rừng đặc dụng ở Việt nam Tạp chí Rừng & Môi Trường. Trung ương hội khoa học kỹ thuật Việt Nam số 43/2011 chuyên đề Môi trường

 

[4] Hoàng Đình Quang, Những vấn đề quản lý rừng đặc dụng ở Việt nam Tạp chí Rừng & Môi Trường. Trung ương hội khoa học kỹ thuật Việt Nam số 43/2011 chuyên đề Môi trường.

 

Nguyễn Đình Hòe - Lê Thanh Bình (VACNE)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảy vấn đề cần hoàn thiện và bổ sung của Luật Đa dạng sinh học

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI