»

Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57:49 PM (GMT+7)

Báo Một Thế Giới: Dân xã Đạ M”ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử thì đừng ép dân"

(15:25:34 PM 15/06/2015)
(Tin Môi Trường) - Báo Một Thế Giới có bài viết về ông chủ tập đoàn Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ thi công dự án du lịch đã có những động thái bất chấp, chèn ép nông dân, tại thôn 3, xã Đạ M'ri, Đạ Huoai, Lâm Đồng, Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen. Để mọi người hiểu thêm về nỗi khổ của người dân nơi này đang chịu, TMT xin giới thiệu lại bài báo: "Dân xã Đạ M'ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử thì đừng ép dân" của Một Thế Giới đã đăng tải...

Ông chủ tập đoàn Tôn Hoa Sen thi công dự án du lịch đã có những động thái bất chấp, chèn ép nông dân, tại thôn 3, xã Đạ M'ri, Đạ Huoai, Lâm Đồng. Những người nông dân này đang phẫn nộ vì bị ông Vũ chận mất nguồn nước, cắt luôn đường đi lên rẫy…

 

Năm 2011, ông Lê Phước Vũ về xã Đạ M'ri thực hiện dự án, định biến vùng “khỉ ho, cò gáy” này thành khu du lịch sinh thái. Dân chưa kịp mừng thì đời sống của họ  đã trở nên xáo trộn hoàn toàn.


Những ngày này, nông dân tại thôn 3, xã Đạm Ri đang rất khổ sở vì bị ông Lê Phước Vũ chiếm giữ con suối duy nhất, là nguồn nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp cũng như sinh hoạt cho 32 hộ dân. Ngoài ra, ông Vũ còn tự ý đóng một con đường lên rẫy đã quen thuộc với bao thế hệ con người ở đây, mở một con đường mới, gây nhiều bức xúc phiền hà...

 

Năn[-]nỉ[-]đại[-]gia[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]“là[-]Phật[-]tử[-]thì[-]đừng[-]ép[-]dân"
Nông dân Nguyễn Tấn Phố đang chỉ cho phóng viên báo Một Thế Giới thấy những tấm lưới chắn rác còn sót lại, còn ống dẫn nước đã bị người của đại gia Lê Phước Vũ kéo lên khỏi con suối. Ảnh: Dương Cầm


Chiếm giữ con suối, nguồn cung cấp nước duy nhất của người dân


Trước sự phẫn uất của hàng chục nông dân, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã về đến xã Đạ M'ri.


Những ngày này, nông dân ở thôn 3, xã Đạ M'ri không ra rẫy như thường lệ, ngồi túm tụm bàn chuyện…nước, chuyện đường!


Ngồi bó gối trong nhà, chị Phan Thị Bích Phúc, than thở: “Khổ quá anh ơi! Tui hoang mang lắm, chẳng dám trồng cây mới, chẳng dám bón phân…Vì nếu trời không mưa là cây chết hết. Nước thì ông Vũ ngăn lại rồi, chẳng biết làm sao”.


Theo chân hàng chục nông dân, leo qua nhiều con dốc cao, vượt đường rừng ngoằn ngoèo, phóng viên đã có mặt tại con suối, nơi đặt 4 ống dẫn nước, cung cấp nước cho 20 ha đất nông nghiệp của 14 hộ dân. Khi chúng tôi vừa leo lên con dốc, có ngay hai thanh niên đi theo. Một người cầm rựa tên Ty, còn người kia trên cánh tay có hình xăm vằn vện tên Vàng.


Theo bà con ở đây, hai thanh niên đó là người của đại gia Lê Phước Vũ, đi theo canh chừng bà con đặt ống lấy nước. Thấy hai thanh niên đi vào phần đất của mình, chị Phúc đuổi: “Tụi bây vào đây làm gì? Đi ra ngay!”. Người thanh niên tên  Ty trả lời: “Tui vào đây để canh chừng mấy bà đặt ống lấy nước. Sếp của tui biểu như vậy”. Và hai thanh niên này vẫn phớt lờ, ngang nhiên đi theo chúng tôi, quan sát từng động tác, nghe ngóng từng lời trao đổi... Mọi người rất khó chịu, nhưng đành phải chịu đựng.


Chỉ vào đống ống nước, đang chất đống, anh Bùi Ngọc Sơn nói: “Tụi tui đặt ống để lấy nước dưới suối, trên phần đất của mình, nhưng ông Vũ không cho. Ổng ra lệnh cho nhân viên lén tháo hết ống vào ngày 10 và 14 tháng 5 vừa qua, quăng thành đống như anh thấy. Mấy hôm nay có mưa còn đỡ, chứ không là cây trồng chết hết vì khô hạn. Rẫy của tui cũng có những cây tiêu chết rồi”.


Chị Phúc không giấu được bức xúc: “4 ống nước đặt trên phần đất của ba tui, chứ có phải đất của ông Vũ đâu mà ổng làm càn như vậy?  Ổng không hề thông báo cho bà con một tiếng, lén lút cho người tháo ống giữa đêm, mặc kệ mọi người sống chết ra sao. Bây giờ còn cắt cử người canh me chúng tôi đặt ống trở lại nữa.  Mình đi vào rẫy của chính mình, cũng có người kè kè đi theo như anh thấy đó”.


Nông dân Nguyễn Tấn Phố phân trần: “Đất nằm ở mé bên kia bờ suối là ông Vũ đã mua. Đất bên mé bờ bên đây vẫn là của dân. Dân đặt ống trên phần đất của mình mà? Nếu tính ra, ông Vũ chỉ là chủ của nửa con suối, sao ổng có quyền cấm cản tụi tui?"


Ngoài cách lấy nước trực tiếp từ con suối, phục vụ tưới tiêu cho những thửa đất trên đèo cao, nông dân thôn 3 còn đào một con mương nhân tạo, dẫn nước từ suối về  tưới tiêu cho khoảng 30 ha nông nghiệp ở dưới thấp của 18 hộ dân. Con mương dài trên 400 mét này đã tồn tại từ ngày thành lập xã Đạ M'ri vào năm 1987 đến nay. Thế nhưng, vào ngày 20/5 vừa qua, chính ông Vũ cũng ra lệnh cho nhân viên của mình mang đá tảng, lấp ngay miệng đường mương nối với con suối, làm cho con mương này trở thành khô cằn, trơ đất đá!


Chỉ vào những ống nước đang mở vòi, nhưng không có…nước chảy, ông Nguyễn Thành Hướng kêu trời: “Ông chặn luôn đường sống của bà con rồi. Tui không có nước xài luôn, chứ nói gì tưới cho cây. Khổ lắm anh ạ! Cán bộ xã, huyện xuống đây mấy lần, nói tìm nguồn nước mới cho tụi tui, nhưng tìm ở đâu ra? Anh cứ đi hết đường mương, có thấy giọt nước nào đâu? Cây thì chết lần chết mòn, bà con ở đây đang hoang mang lắm”.


Phóng viên báo Một Thế Giới đã đi từ đầu đến cuối cùng con mương, nhận thấy rằng con mương trơ đất, đá, không hề có một giọt nước nào. Cơn mưa lớn mới đổ xuống tối qua, cũng không làm cho đất đai ở khu vực này bớt khô cằn… Trong vườn nhà ông Phương bắt đầu đã xuất hiện những cọc tiêu héo úa…


Ngay đầu nguồn con mương, tiếp nối với con suối, đại gia Lê Phước Vũ đã cho xây dựng một gian nhà lớn, cạnh đó là một bức tượng Đức Phật Di Lặc bằng đá trắng to lớn, đang nhoẻn miệng cười. Chỉ tay vào bức tượng Di Lặc, nông dân Phạm Văn Phê cười chua chát:
“Tượng Phật lúc nào cũng cười tươi, còn nông dân của chúng tôi đang khóc vì ông Vũ”.


Năn[-]nỉ[-]đại[-]gia[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]“là[-]Phật[-]tử[-]thì[-]đừng[-]ép[-]dân"
Dòng suối thơ mộng, nguồn nước duy nhất cung cấp nước tưới tiêu cho 32 hộ dân đang bị ông Vũ chiếm giữ. Ảnh: Dương Cầm
Năn[-]nỉ[-]đại[-]gia[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]“là[-]Phật[-]tử[-]thì[-]đừng[-]ép[-]dân"
Hai thanh niên này cầm theo rựa,  là người của đại gia Lê Phước Vũ, luôn đi theo sát chúng tôi. Ảnh: Dương Cầm

Năn[-]nỉ[-]đại[-]gia[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]“là[-]Phật[-]tử[-]thì[-]đừng[-]ép[-]dân"
Nông dân Bùi Ngọc Sơn ngồi trầm ngâm bên cọc tiêu héo úa vì thiếu...nước. Ảnh: Dương Cầm

Năn[-]nỉ[-]đại[-]gia[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]“là[-]Phật[-]tử[-]thì[-]đừng[-]ép[-]dân"
Nông dân đang chỉ cho phóng viên xem những ống dẫn nước ngổn ngang mà ông Lê Phước Vũ cho nhân viên kéo về chất đống. Ảnh: Dương Cầm

 

Năn[-]nỉ[-]đại[-]gia[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]“là[-]Phật[-]tử[-]thì[-]đừng[-]ép[-]dân"

Đứng trên lưng chừng đèo, nông dân Phan Thị Bích Phúc nhìn xuống những cây cọc, chờ đặt tiêu giống. Chị Phúc cho biết không dám trồng tiêu ngay lúc này vì sợ không có nước tưới. Ảnh: Dương Cầm

 

Năn[-]nỉ[-]đại[-]gia[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]“là[-]Phật[-]tử[-]thì[-]đừng[-]ép[-]dân"

Nông dân Nguyễn Thành Hướng đang ngồi dưới con mương dẫn khô nước, trơ đất đá. Ảnh: Dương Cầm

 


Phá nát con đường cũ, xây dựng con đường mới


Ngoài chuyện chiếm hữu nguồn nước duy nhất của nông dân, đại gia Lê Phước Vũ còn làm cho vùng quê nghèo choáng váng, bằng việc phá hủy con đường lên rẫy đã có hàng chục năm nay của nông dân và yêu cầu dân đi bằng con đường khác, do mình xây dựng! Mọi việc xảy ra chớp nhoáng, chỉ trong…1 ngày!


Nông dân Nguyễn Văn  Luyện bức xúc: “Khoảng 10 giờ sáng ngày 20 tháng 5, tụi tui phát hiện con đường lên rẫy của mình đã bị rào lại. Và có một thông báo được dán lên, do Phó chủ tịch huyện Đạ Huoai Trịnh Xuân Thủy ký ngày 13/4: Đồng ý cho công ty điều chuyển đoạn đường đất hiện hữu dài khoảng 600 mét qua phần đường nhựa do công ty đã thi công thảm nhựa mặt đường rộng 7 mét. Chúng tôi quá hớp, vì mọi việc làm xảy ra trong chớp nhoáng”.


Về việc có thông báo dời con đường dân sinh, do Phó chủ tịch huyện Đạ Huoai ký ngày 13/4, tại sao đến ngày ngày 20/5 mới được dán lên cho dân biết, được nông dân Bùi Ngọc Sơn giải thích: “Ngay chiều đó, bà con có gặp ông chủ tịch xã. Ông chủ tịch xã nói việc công ty Hoa Sen đóng con đường dân sinh, chính quyền xã cũng không biết! Vì tuy có thông báo do Phó chủ tịch huyện ký vào ngày 13/4, nhưng chính ông chủ tịch xã đã đề nghị công ty Hoa Sen chậm đóng đường cũ, vì đang vào mùa thu hoạch điều của bà con, sự thay đổi đột ngột sẽ làm ảnh hưởng, gây bất tiện. Nhưng công ty Hoa Sen đã làm điều mình muốn! Và ngay trong tối đêm đó, con đường cũ đã bị móc cống, phá nát”.


Nông dân Lê Văn Thương góp lời: “Ông Vũ xây dựng con đường nhựa mới, khang trang hơn con đường cũ rất nhiều. Nhưng trớ trêu là ông đặt một chốt kiểm soát ngay đầu đường. Giờ muốn ra, vào rẫy, phải chờ bảo vệ mở thanh chắn, mới đi vào được. Nhiều hôm, bảo vệ đi ăn cơm, Tụi tui phải ngồi chờ. Còn bảo vệ không cho vào, tụi tui phải chạy lên công an xã, nhờ giải quyết. Tại sao khổ quá vậy?”


Không giấu được bức xúc, nông dân Lê Văn Thương nói tiếp: “Ông Vũ quy định là xe dơ bẩn, không được đi trên con đường của ổng. Ổng ra một cái quy định quá tréo ngoe, bởi tụi tui là nông dân, đi xe máy cày, chở sầu riêng, chôm chôm trên rẫy, làm sao mà sạch sẽ như khách đến tham quan khu du lịch của ổng?”


“Ông Vũ mua đất hết 2 bên con đường cũ, nhưng ổng đâu có mua đường? Tại sao ổng có quyền đóng con đường tồn tại suốt hơn 30 năm nay của chúng tôi?  Rồi một ngày nào đó, ổng không cho đi nữa, tụi tui biết đi đường nào lên rẫy? Bây giờ, chúng tôi sẽ đi bằng con đường mới, nhưng với điều kiện là ông Vũ và chính quyền phải làm một cái cam kết, để chúng tôi yên tâm” - Nông dân Trương Đình Lý cho biết thêm.


Còn nông dân Trần Thanh Ngọc buồn bã: “Đời nông dân khổ quá rồi, còn gì khổ hơn. Tụi tui đi vào đây, làm kinh tế mới, thuở ở đây là rừng hoang vu, đất cày lên sỏi đá. Làm rẫy, chịu sốt rét rừng, chống chọi với voi, heo rừng kéo về để có ngày hôm nay….Ông Lê Phước Vũ quá giàu có, là một Phật tử, ăn chay trường, hay đi làm từ thiện. Xin ông đừng ép những thân phận nghèo hèn này vào đường cùng quẫn nữa!”


Riêng ông Nguyễn Có, năm nay đã 82 tuổi, nói trong sự tức giận: “Tui đã phản đối và yêu cầu ông Vũ phải trả nguồn nước lại cho nông dân, dẹp ngay cái chốt kiểm soát vào con đường mới. Ông Vũ không thể nào muốn làm gì làm như vậy được!”


Khi phóng viên nhờ nông dân Lê Văn Thương chở bằng xe máy đi vào con đường mới, tới chốt chặn, đã bị bảo vệ không cho vào, với lý do: “Sếp chỉ đạo xuống, không cho vào. Chúng tôi chỉ biết biết làm đúng lệnh!”.


Trao đổi Chủ tịch UBND xã Đạ M'ri, Vũ Hồng Doanh cho biết: “Đây là dự án của tỉnh. Tỉnh cấp cho công ty Hoa Sen diện tích đất 429 ha, dùng để trồng rừng, mở khu du lịch sinh thái và tâm linh. Tỉnh đã giao trọn nguồn nước cho Hoa Sen và sẽ đầu tư nguồn nước khác cho bà con. Ông Vũ sợ bà con lấy nước, hụt nước nên đã không cho bà con lấy nước nữa…Mới đây,  huyện Đạ Huoai đã chỉ đạo cấp cho bà con 7 cái máy bơm và ống nước, nhưng bà con mình sống có trách nhiệm, sợ mưa xuống, không thể bảo quản, máy bơm hư nên đã mang ra xã trả lại”.

“Nhưng dân phản đối là, dân đặt phần ống trên đất của mình, và con suối là phần giáp ranh, phân nửa bên kia là của ông Vũ, phân nửa bên đây là của họ, họ có thể sử dụng?” – Phóng viên Một Thế Giới


“Ờ...ờ...nhưng tỉnh đã giao trọn đường nước cho Hoa Sen rồi” – ông Doanh trả lời.


“Con suối, nguồn nước là tài nguyên của quốc gia, là của toàn dân, đâu có ai có quyền lấy đó làm sở hữu cho riêng?” – Phóng viên Một Thế Giới


“Đấy, đấy mới là vấn đề, chú phải hiểu cho tôi…Bây giờ dân có trách, tôi cũng phải chịu, chứ cấp xã như tôi đâu có làm gì được. Mấy ngày nay, nhìn bà con mình phản đối, hoang mang, anh em chúng tôi cũng khổ tâm lắm, ngủ không được!” – Ông Doanh nói.


Về việc con đường dân sinh cũ bị đóng đột ngột, bắt dân đi bằng con đường nhựa mới, ông Doanh cho biết: “Ngày 15/1/2015, huyện đã có văn bản thống nhất cho Hoa Sen đấu nối, đóng đường cũ, mở đường mới. Ngày  18/5/2015 chúng tôi thông báo đến bà con, đóng đường cũ, mở đường mới và con đường cũ đã đóng ngay trong ngày. Bà con cũng đâu có phản đối gì. Sáng ngày 22/5, có một sự việc xảy ra: Ông bảo vệ gác cổng bắt bà con đi vào rẫy phải xuống xe, tắt máy dẫn bộ.. Thế là bà con mình nổi nóng!”


“Chuyện ông Vũ ép dân bán đất cho mình, có hay không thưa ông?” – Phóng viên Một Thế Giới


“Tôi nghĩ là có. Nhưng thế này, đây là dự án của tỉnh, cán bộ xã của chúng tôi chỉ có việc tập hợp dân, thậm chí đi xuống từng nhà để vận động người dân tạo điều kiện cho dự án. Còn chuyện mua bán đất là của người dân và Hoa Sen, chúng tôi không biết!”.

 

Năn[-]nỉ[-]đại[-]gia[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]“là[-]Phật[-]tử[-]thì[-]đừng[-]ép[-]dân"
Người dân bị bảo vệ chặn lại khi đi vào con đường mới do đại gia Lê Phước Vũ mở. Ảnh: Dương Cầm

Năn[-]nỉ[-]đại[-]gia[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]“là[-]Phật[-]tử[-]thì[-]đừng[-]ép[-]dân"
Và văn bản thông báo đóng con đường dân sinh cũ, thay bằng con đường mới do Phó chủ tịch UBND Huyện Đạ Huhoai Trịnh Xuân Thủy ký. Dân xã Đạ M'ri chỉ được thấy thông báo này ngay ngày con đường quen thuộc hàng chục năm của mình bị đóng lại. Ảnh: Dương Cầm

 

Năn[-]nỉ[-]đại[-]gia[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]“là[-]Phật[-]tử[-]thì[-]đừng[-]ép[-]dân"

"Ông Vũ hãy trả nguồn nước dẹp ngay chốt kiểm soát..." - Lão nông Nguyễn Có. Ảnh: Dương Cầm

Năn[-]nỉ[-]đại[-]gia[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]“là[-]Phật[-]tử[-]thì[-]đừng[-]ép[-]dân"

"Chúng tôi cũng khổ tâm lắm, đâu có ngủ được" - Ông Vũ Hồng Doanh, chủ tịch UBND xã Đạ M'ri. Ảnh: Dương Cầm

Năn[-]nỉ[-]đại[-]gia[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]“là[-]Phật[-]tử[-]thì[-]đừng[-]ép[-]dân"
Hàng chục nông dân tình nguyện dẫn phóng viên Một Thế Giới đi xem con mương dẫn khô cạn nước. Ảnh: Dương Cầm

(Theo Một Thế Giới)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo Một Thế Giới: Dân xã Đạ M”ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử thì đừng ép dân"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI