»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:39:36 PM (GMT+7)

Bao giờ Cao Bằng có lò mổ tập trung?

(11:57:45 AM 09/07/2012)
(Tin Môi Trường) - Với khoảng 300 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nằm rải rác trên địa bàn tất cả các huyện, thị xã mà hầu hết là thủ công, Cao Bằng là một trong số ít các địa phương trong cả nước chưa kiểm soát được giết mổ hoàn toàn, mà chỉ kiểm soát được tại nơi bán hàng. Giết mổ gia súc, gia cầm tràn lan không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.


Giết mổ gia súc, gia cầm tràn lan không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm Ảnh minh họa

 

Theo thống kê chưa đầy đủ, Cao Bằng hiện có 26 điểm giết mổ gia cầm, 259 điểm giết mổ lợn và 9 điểm giết mổ trâu bò. Ngoại trừ lò mổ của Công ty Xây dựng Lê Thanh tại Hoàng Ngà, phường Sông Bằng (Thị xã) được đầu tư khá bài bản, giết mổ theo quy mô công nghiệp, còn lại tất cả các điểm giết mổ khác hoàn toàn bằng thủ công, địa điểm nằm trong các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Triệu Văn Quang, Trưởng phòng kiểm dịch động vật, Chi cục thú y tỉnh thừa nhận: Vì các điểm giết mổ nằm rải rác nên lực lượng cán bộ Thú y không thể kiểm soát được ngay tại nơi giết mổ mà chỉ có thể kiểm soát tại nơi bán hàng. Đơn cử như tại đèo Mã Phục, xã Quốc Toản (Trà Lĩnh) thường xuyên giết mổ 3 - 5 con trâu bò/ngày nhưng cán bộ Thú y cũng không kiểm soát được, không thu được phí giết mổ.

Chị Bùi Thị Thảo, Trưởng Trạm Thú y Thị xã Cao Bằng cho biết: Chưa kể các điểm giết mổ tại nhà rồi đem ra các ngã ba, ngã tư bán, hiện nay trên địa bàn Thị xã có khoảng 100 điểm giết mổ thường xuyên giết mổ gia súc, gia cầm. Vì chỉ kiểm soát được giết mổ tại nơi bán hàng nên thực tế, cán bộ Trạm cũng không thể kiểm tra được tất cả các gia súc, gia cầm bị giết mổ trước khi đem ra bán cho người tiêu dùng. Trong năm 2011, Trạm chỉ kiểm soát giết mổ được trên 11 nghìn con lợn và 812 con trâu bò; 6 tháng đầu năm 2012 kiểm soát giết mổ được 5.350 con lợn và 470 con trâu bò. Trong khi đó, số lượng gia súc bị giết mổ hàng ngày đem ra thị trường tiêu thụ lớn hơn nhiều.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi việc vì sao đến thời điểm này Cao Bằng vẫn chưa có lò mổ tập trung, ông Trần Văn Khẩn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh, Giám đốc Dự án Lifsap (Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi - Ngân hàng Thế giới) cho rằng: Chi phí để đầu tư xây dựng lò mổ tập trung còn cao, đặc biệt là vấn đề xử lý môi trường. Trong khi đó, những người đang giết mổ tự do không muốn đưa gia súc của mình vào các lò mổ tập trung vì phải trả đủ các khoản phí, lệ phí; các lò mổ tập trung lại bất tiện về khoảng cách vì theo quy định phải ở xa khu dân cư. Một vấn đề khác là chính sách hỗ trợ của tỉnh cũng chưa đủ mạnh như các địa phương khác. Trong khi tại Hà Nội, doanh nghiệp đầu tư lò mổ được hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các công trình như điện, đường ngoài hàng rào, hệ thống xử lý nước thải và được vay vốn ưu đãi không lấy lãi, thì tại Cao Bằng chỉ được miễn 3 năm tiền thuê đất; đầu tư công trình xử lý nước thải và 60% các công trình ngoài hàng rào.

Hiện nay, Lifsap đang hỗ trợ cho Công ty Xây dựng Lê Thanh xây dựng Lò mổ tại Hoàng Ngà, phường Sông Bằng và dự kiến sẽ hỗ trợ một số huyện xây dựng các lò mổ tập trung quy mô nhỏ. Khó khăn lớn nhất khi triển khai dự án này là các huyện thường không tìm được đất có vị trí phù hợp để xây dựng lò mổ, như đất đai thường nằm giữa khu dân cư; cấp ủy chính quyền địa phương lại không đảm bảo sẽ đóng cửa các điểm giết mổ mổ tư nhân khi được dự án đầu tư xây dựng lò mổ...

Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng lò mổ rất tốn kém. Như Lò mổ của Công ty Xây dựng Lê Thanh tại Hoàng Ngà, phường Sông Bằng (Thị xã) có vốn đầu tư ước tính ban đầu khoảng 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, lò mổ có quy mô công nghiệp đầu tiên của tỉnh cũng chỉ lâu lâu mới giết vài con Bò u để cung cấp cho thị trường Hà Nội.

Để Dự án sớm được triển khai hiệu quả, theo ông Trần Văn Khẩn: Tỉnh cần thay đổi chính sách hỗ trợ hợp lý tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp khi tham gia xây dựng lò mổ; có chính sách hỗ trợ việc làm cho các điểm giết mổ tư nhân khi phải đóng cửa. Đối với các huyện, thị cần tạo điều kiện cấp đất hoặc miễn tiền thuê đất cho các doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng lò mổ... Ông Khẩn khẳng định, nếu chính quyền không kiên quyết dẹp bỏ ngay các điểm giết mổ tự do thì chẳng có doanh nghiệp nào dám đầu tư xây dựng lò mổ.

Cao Bằng là một trong 8 tỉnh chưa xây dựng được quy hoạch giết mổ, vẫn để các điểm giết mổ tư nhân tự do hoạt động. Theo kế hoạch, từ sau tháng10/2012, Thị xã Cao Bằng sẽ trở thành Thành phố. Nhưng một thực tế đáng buồn là người dân của Thành phố tương lai vẫn phải sống chung với các điểm giết mổ tư nhân luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, đồng thời phải bỏ tiền ra mua những sản phẩm không thực sự bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm...

Vẫn biết thay đổi cách nghĩ, cách làm không phải một sớm một chiều. Hy vọng rằng, trong tương lai gần với sự quyết liệt của các cấp ủy chính quyền, các ngành chức năng, sự ủng hộ của các các hộ kinh doanh cá thể và cố gắng của các doanh nghiệp, Cao Bằng sẽ có những lò mổ tập trung cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thanh Tuấn - Ngọc Minh (TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bao giờ Cao Bằng có lò mổ tập trung?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI