»

Thứ sáu, 22/11/2024, 22:23:54 PM (GMT+7)

Báo cáo vụ "Biệt thự trái phép tại Đà Nẵng": Biết trái phép, vẫn bất chấp

(11:47:40 AM 20/12/2014)
(Tin Môi Trường) - Sở NN&PTNT TP đã có báo cáo về việc xây dựng biệt thự trái phép của gia đình thiếu tướng Phan Như Thạch.

[-]Biệt[-]thự[-]trái[-]phép[-]tại[-]Đà[-]Nẵng:[-]Biết[-]trái[-]phép,[-]vẫn[-]bất[-]chấp
Một góc của biệt phủ nằm sau lưng Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu nhìn từ trên cao - Ảnh: Hữu Khá



Báo cáo trên cho thấy dù đã nhiều lần bị lập biên bản xây dựng trái phép và yêu cầu đình chỉ mọi hoạt động nhưng chủ căn biệt thự vẫn cứ xây.

Bên đình chỉ, bên cứ xây

Báo cáo cho biết hai trường hợp xây dựng trái phép liên quan tới ông Thạch, Hạt kiểm lâm Liên Chiểu đã phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý nhiều lần nhưng vẫn chưa có kết quả.

Cụ thể, trường hợp 1 là hợp đồng ngày 1-11-2000, bên nhận khoán là ông Phan Như Thạch và bà Vũ Thị Lan Tin (vợ ông Thạch). Nguồn gốc đất khu vực này trước đây thuộc đội trồng rừng Hải Vân, trong khoảng thời gian năm 1990 có xây dựng nhà tập thể cho công nhân đội trồng rừng để ở.

Đến ngày 25-9-2000, hộ ông Thạch, bà Tin có đơn xin nhận khoán đất để trồng rừng và phát triển kinh tế vườn, được Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân giao khoán đất rừng với diện tích 1.935m2.

Theo đơn trình bày của ông Thạch, trong quá trình phát dọn để trồng rừng và làm kinh tế vườn, gia đình ông đã nhận chuyển nhượng canh tác của các hộ xung quanh không có nhu cầu sử dụng, nên hiện diện tích khu đất trên khoảng 3.996m2.

Theo Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng, ngày 21-8-2013 tổ quy tắc P.Hòa Hiệp Bắc phối hợp với Kiểm lâm Liên Chiểu phát hiện hộ ông Thạch đang cải tạo nhà cũ. UBND P.Hòa Hiệp Bắc lập biên bản đình chỉ, đề nghị gia đình ngưng ngay việc xây dựng trái phép, giữ nguyên hiện trạng và cung cấp các hồ sơ, giấy tờ có liên quan việc sửa chữa trên về phường để xử lý.

Tuy nhiên, qua kiểm tra hiện nay hiện trạng nhà là nhà ba tầng, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 300m2, có tường rào, cổng bao bọc.

Ngoài ra, với trường hợp thứ 2, bên nhận khoán cũng là ông Thạch và bà Tin. Cụ thể, ngày 25-3-1997 hộ ông Thạch có đơn xin nhận khoán đất trống để xây dựng vườn rừng và được lãnh đạo Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân giao khoán với diện tích 1,5ha tại tiểu khu 11.

Đến tháng 9-1997, hộ ông Thạch tiếp tục có đơn xin khoán đất rừng xây dựng vườn rừng tại khu vực liền kề với vườn rừng mà ông đã được giao khoán ở trên. Đơn này được Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân ký hợp đồng cũng với diện tích 1,5ha tại tiểu khu 11. Như vậy, tổng diện tích giao khoán cho hộ ông Thạch và bà Tin là 3ha tại tiểu khu 11.

Ngày 14-5-2011, Kiểm lâm Liên Chiểu phối hợp với P.Hòa Hiệp Bắc kiểm tra tại tiểu khu 11, phát hiện tại khu vực giao khoán cho hộ ông Thạch đã xây dựng năm ngôi nhà và một nền nhà đang dang dở. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản đình chỉ, yêu cầu dừng mọi hoạt động đồng thời mời chủ sử dụng đất đến làm việc nhưng chủ sử dụng đất không đến.

Không dừng lại, ngày 30-5-2011 kiểm lâm và phường tiếp tục đi kiểm tra và phát hiện tại khu vực này vẫn đang xây dựng thêm. Ngày 16-6-2011, kiểm lâm tiếp tục kiểm tra và phát hiện chủ sử dụng đất vẫn thi công. Tổ kiểm tra đã lập biên bản yêu cầu đình chỉ mọi hoạt động và đề nghị lực lượng lao động ra khỏi khu vực trên nhưng bên xây dựng không ký vào biên bản.

Biết nhưng không xử lý

Điều đáng nói là sau đó ngày 23-6-2011, theo sự chỉ đạo của UBND Q.Liên Chiểu, Phòng kinh tế quận phối hợp với kiểm lâm kiểm tra hiện trường báo cáo UBND quận và thường trực Quận ủy để xin ý kiến chỉ đạo nhưng sự việc vẫn rơi vào im lặng.

Việc xây dựng từ đây vẫn tiếp diễn, bằng chứng là ngày 27-6-2011, kiểm lâm phối hợp với P.Hòa Hiệp Bắc tiếp tục kiểm tra phát hiện trên nền móng đã lập biên bản vào ngày 16-6-2011 vẫn tiếp tục xây dựng. Tổ kiểm tra đã lập biên bản đình chỉ mọi hoạt động xây dựng trái phép ở khu vực trên.

Do sự việc chưa được giải quyết nên ngày 30-6-2011, Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng đã có báo cáo UBND TP Đà Nẵng về tình hình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp tại tiểu khu 11, P. Hòa Hiệp Bắc để xin ý kiến chỉ đạo xử lý. Ngày 12-7-2011, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng đã có thông báo giao Q.Liên Chiểu kiểm tra, xử lý gấp việc xây dựng trái phép tại khu rừng đặc dụng Nam Hải Vân và có báo cáo kết quả về UBND TP.

Tiếp đó, UBND TP Đà Nẵng tiếp tục có văn bản giao Q.Liên Chiểu chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý cụ thể tình hình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp tại tiểu khu.

Tuy nhiên, đến nay đã hơn ba năm mà sự việc này vẫn không được xử lý khiến dư luận bất bình. Chiều 19-12, trao đổi, ông Phùng Tấn Viết - phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - cho biết ông chưa nhận được báo cáo trên.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Thiết - phó chủ tịch UBND Q.Liên Chiểu - cho rằng tất cả vụ việc đều đã được quận báo cáo TP, quận đang chờ ý kiến chỉ đạo của TP.

HỮU KHÁ/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo cáo vụ "Biệt thự trái phép tại Đà Nẵng": Biết trái phép, vẫn bất chấp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI