Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Ai tiếp tay cho "cát tặc" ở Đồng Nai?
(12:28:31 PM 13/01/2016)>>"Cát tặc" lộng hành, thách thức pháp luật ở Đồng Nai
Ghe bơm hút cát ngang nhiên hoạt động trên sông La Ngà, đoạn qua ấp 10, xã Gia Canh, xung quanh đất đai bị sụp, tan hoang.
Thời gian gần đây, UBND tỉnh có chỉ thị kiểm tra, xử lý hoạt động bơm hút cát không phép trên sông, rạch. Nhưng tại các điểm được “khoanh vùng” để xử lý dứt điểm khai thác cát vẫn diễn ra tình trạng này.
* Hoạt động đêm ngày nhưng chính quyền không biết
Ngày 17-8-2015, khi bất ngờ kiểm tra các bãi cát nằm dọc sông La Ngà, đoạn thuộc ấp 10, xã Gia Canh, các trinh sát thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh đã phát hiện hàng chục người, xe tải và ghe đang thực hiện việc khai thác, vận chuyển cát trái phép. Tại hiện trường, công an thu giữ hàng trăm mét khối cát, 4 xe tải và 3 ghe có sử dụng phương tiện bơm, hút cát trái phép.
Tại bãi cát của ông Vũ Văn Uy (ngụ ấp 5, xã Gia Canh), công an phát hiện 2 xe tải biển số 60L-3073 và 60C-034.05 đang vận chuyển khoảng 10m3 cát từ bãi cát đi bán cho các chủ cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện. Ngoài ra, lực lượng chức năng phát hiện còn khoảng 25m3 cát được chủ bãi tập kết để chuẩn bị tuồn ra bên ngoài. Mỗi ngày, bãi cát của ông Uy khai thác khoảng 50m3 cát.
Cùng thời điểm kiểm tra bãi cát của ông Uy, các trinh sát của PC46 cũng ập vào kiểm tra 2 bãi cát nằm liền kề do các ông Nguyễn Duy Trinh và Vũ Văn Quang (đều ngụ xã Gia Canh) làm chủ. Tại bãi cát của ông Trinh, công an phát hiện có khoảng 300m3 cát, người này thừa nhận đã khai thác cát trái phép từ tháng 11-2013. Riêng bãi cát của ông Quang và em trai là Vũ Văn Vinh, PC46 đã thu giữ 1 ghe, 1 xe tải và khoảng 150m3 cát được tập kết tại đây.
Trong 2 ngày 6 và 7-1, chúng tôi quay trở lại khu vực ấp 10, xã Gia Canh, nơi được cho là “thủ phủ” của việc khai thác cát trái phép ở huyện Định Quán thì phát hiện từng đoàn xe tải loại 5-10 tấn chở cát hướng ra quốc lộ 20. Thâm nhập sâu hơn vào khu vực này, chúng tôi ghi nhận có đến 5 bãi cát đang hoạt động. Có bãi cát đã khô và đang chờ xe đến chở; có bãi cát vừa được bơm hút lên, nước ngập lênh láng; ở bãi khác thì máy móc, ghe hút, máy xúc vô tư hút, nạo vét lòng sông.
Tại bìa sông (giáp với bến phà đi qua địa phận tỉnh Bình Thuận), chúng tôi ghi nhận một chiếc ghe đang bơm hút cát ầm ầm. Những ống hút được chọc thẳng xuống dòng sông, móc từng khối cát đen đưa lên bờ. Vài người đợi sẵn cầm xẻng xúc cát đem phơi trên bãi đất trống, chờ ráo nước rồi dùng máy xúc đưa lên xe tải ben. “Chúng tôi đến đây làm được nhiều tháng rồi, không thấy ai đến hỏi han gì cả. Chủ thuê gì làm nấy, mỗi ngày được trả 300 ngàn đồng tiền công” - một người làm công ở bãi cát kể.
Trong khi đó, tại bãi cát nằm gần Trạm thủy văn (giáp huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), trên chiếc ghe có 3 người đang khẩn trương dùng những ống hút cát dài vài chục mét nối từ đáy sông lên. Dù đang giữa trưa, những người này vẫn làm việc cật lực dưới sự chỉ đạo của một thanh niên. Ban ngày, ở những khu vực trên, cát được hút trực tiếp lên bờ. Còn ban đêm thì nhân công nghỉ ngơi, chỉ có xe cuốc liên tục múc cát cho hàng chục xe tải ben đang chực chờ “ăn hàng”.
* Chẳng lẽ bó tay?
Người dân sống dọc hai bên đường vào xã Gia Canh cho hay, sau khi cơ quan công an bắt 3 ghe hút cát ở khu vực ấp 10 thì hoạt động bơm hút trộm cát này tạm lắng. Nhưng chỉ vài ngày sau, nạn khai thác cát trái phép đã tái diễn, thậm chí còn nhộn nhịp hơn trước. Thời điểm ban ngày, chỉ có xe cát từ 5-10 tấn chạy, đến đêm chủ yếu xe tải ben cỡ trên 15 tấn hoạt động. Người dân ăn ngủ không yên, đường sá hư hỏng nặng, khiến ai nấy đều bất bình.
“Nhà nước có luật pháp và đầy đủ các cơ quan chức năng giám sát, xử lý mà để tình trạng khai thác cát trái phép thời gian dài là phi lý. Phải chăng “cát tặc” có sự nương tay của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng chưa siết chặt quản lý, ngó lơ để chọ họ liên tục vi phạm, tàn phá môi trường?” - ông M. (ngụ ấp 3, xã Gia Canh) bức xúc nói.
Trao đổi với phóng viên, đại diện chính quyền xã Gia Canh khẳng định trên địa bàn xã không còn tình trạng khai thác cát trái phép. Những chiếc ghe bơm hút trộm cát bị tịch thu đang nằm chờ xử lý ở Trung tâm văn hóa xã từ tháng 8-2015 đến nay. Trong khi đó, vấn đề quản lý khai thác cát thuộc quyền giám sát và xử lý của huyện, xã không thể can thiệp.
Theo Thiếu tá Nguyễn Văn Loan, Phó đội trưởng Đội 3 (PC46), thời gian qua PC46 đã nhận được đơn thư phản ánh của nhiều người dân thể hiện sự bức xúc về tình trạng khai thác cát trái phép của các chủ bãi cát ở xã Gia Canh. Trước đó, người dân đã phản ánh tình trạng này với chính quyền địa phương, nhưng việc khai thác cát trái phép vẫn chưa được xử lý triệt để. Sau khi có kế hoạch của Ban giám đốc Công an tỉnh, PC46 đã vào cuộc xử lý. “Làm việc với chủ các bãi cát, họ đều thừa nhận hoạt động khai thác cát sông trái phép từ nhiều năm nay. Chẳng có lý gì mà chính quyền địa phương, cơ quan chức năng ở huyện Định Quán không hay biết” - Thiếu tá Loan nhấn mạnh.
Nhiều năm qua, huyện Định Quán là “điểm nóng” về tình trạng khai thác cát trái phép. Sự việc đến nay vẫn tiếp diễn, nhưng không có những biện pháp giải quyết hữu hiệu của ngành chức năng và chính quyền địa phương. Người dân thì hàng ngày vẫn sống trong lo sợ, không dám đương đầu với bọn “cát tặc”, còn dòng sông mỗi ngày vẫn bị “móc ruột”, gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường xung quanh.
Chúng tôi đã liên hệ với ông Trần Nam Biên, Phó chủ tịch UBND huyện Định Quán, để trao đổi về tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai và sông La Ngà, đoạn qua huyện Định Quán, nhưng ông Biên bảo liên hệ với Phòng Tài nguyên - môi trường huyện vì họ nắm rõ sự việc. Thế nhưng, khi chúng tôi liên hệ với Phòng Tài nguyên - môi trường huyện thì Trưởng phòng Nguyễn Vũ Tưởng trả lời rằng, không thể cung cấp thông tin vì đang bận họp, phải nhiều ngày nữa mới xong.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?