Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Thứ bảy, 18/01/2025, 12:12:42 PM (GMT+7)
Ai có quyền huỷ bỏ nghị quyết xây nhà hát 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm?
(17:58:48 PM 13/10/2018)(Tin Môi Trường) - Quyết định xây dựng nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại Thủ Thiêm đã gây xôn xao dư luận thời gian qua với nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau. Luật sư Trần Đình Dũng cho rằng, UBTV Quốc hội có thể huỷ bỏ Nghị quyết đã được HĐND TP.HCM thông qua nếu xét thấy không phù hợp thời điểm, bối cảnh xã hội.
>> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long >> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
Giải quyết dân sinh trước
Về việc thông qua Nghị quyết về xây dựng Nhà hát Vũ kịch nhạc và giao hưởng, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM từng trả lời báo chí, đây là thời điểm hội đủ những điều kiện để xây dựng nhà hát. "Bởi, những kỳ họp Đại hội Đảng bộ TP.HCM những lần trước đây đều đánh giá công tác đầu tư cho phát triển văn hóa chưa tương xứng với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do đó, nếu cứ mãi đi theo để giải quyết những vấn đề trước mắt thì tầm vóc của văn hóa sẽ không đáp ứng được" - Chủ tịch HĐND TP.HCM thông tin.
Bà Tâm còn cho biết thêm, nhà hát được thông qua thuộc dự án nhóm A và Nghị quyết 54 của Quốc hội, cho phép HĐND TP.HCM quyết định. Do đó, kỳ họp lần này HĐND đã giao cho UBND trình những vấn đề có liên quan đến thẩm quyền của Nghị quyết 54.
Trao đổi với PV, LS. Trần Đình Dũng (trung tâm tư vấn pháp luật TP.HCM– Trung ương hội Luật gia Việt Nam) thẳng thắn chia sẻ: “Với bối cảnh hàng loạt vấn đề dân sinh của TP.HCM hiện nay còn tồn đọng, thiếu kinh phí trầm trọng để giải quyết mà bỏ tiền ra làm nhà hát giao hưởng thì không phù hợp. Bệnh viện quá tải, trường học đang quá thiếu, hàng loạt cây cầu vượt trên các giao lộ trong nội ô thành phố đang cần để giảm thiểu vấn nạn kẹt xe, chính sách hỗ trợ nghề nghiệp cho người nghèo đô thị vẫn gần như bỏ trống, người nghèo các vùng ven như Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè còn nhiều…”.
Các chuyên gia đều khuyến nghị, TP.HCM nên tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc trước khi nghĩ đến xây nhà hát.
Liên quan đến quyết định xây nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại Thủ Thiêm, chính người trong ngành văn hoá nghệ thuật cũng cho rằng hiện nay chưa phải là thời điểm thích hợp, HĐND TP.HCM cần cân nhắc. Ông Lê Ích Diễn, Giám đốc Nhà hát nghệ thuật hát Bội cũng đồng quan điểm: “Với vai trò là nghệ sĩ, vừa là diễn viên, vừa là nhà quản lý văn hóa, trong cái nghề và là cái nghiệp của mình thì việc có được một nhà hát mang tầm cỡ lớn, đó là điều tuyệt vời. Tôi rất mơ ước và xét về lĩnh vực văn hóa, tôi ủng hộ. Tuy nhiên, xét trong hoàn cảnh xã hội đang có nhiều việc khác cần phải làm, phải bàn. Làm gì thì làm, điều quan trọng là hợp với lòng dân, một khi dân đã hiểu và ủng hộ, cùng chung tay thì tôi nghĩ không việc gì là không được”.
PGS.TS Phan An - chuyên gia văn hóa - viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ lại nhìn nhận: “Vấn đề nào cấp bách, cần đầu tư trước thì mình ưu tiên trước. Không nên chạy theo đám đông, thấy các nước lớn có nhà hát giao hưởng thì nước mình cũng phải có. Nước ta kinh tế còn khó khăn, các vấn đề về bệnh viện, trường học, đường sá, giao thông vận tải, ngập lụt… vẫn chưa giải quyết xong. Vì vậy, chuyện xây dựng nhà hát nên xem xét lại".
“Tôi lưu ý rằng, Nhà nước thực hiện chính sách xã hội là nhằm để đảm bảo cho người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Đó là tinh thần Hiến pháp năm 2013 tại Điều 3. Chứ không phải phân cấp rồi địa phương muốn thực hiện sao thì thực hiện”, LS. Dũng chia sẻ thêm.
Ai có quyền huỷ bỏ nghị quyết?
Nói về quy trình ban hành Nghị quyết của HĐND TP.HCM, LS Dũng cho rằng, không có vấn đề gì sai. “Ở đây có 2 vấn đề là quy định pháp luật và chính sách xã hội. Đối với luật định, TP.HCM (cấp tỉnh theo luật định) thực hiện việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, luật Đầu tư công năm 2014, luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các luật khác, là thực hiện theo chức năng luật định. Việc đầu tư hạ tầng cho văn hóa là việc đã được phân cấp nên nói không phù hợp pháp luật trong trường hợp này là không chính xác”.
Vị trí dự kiến xây dựng nhà hát (cạnh trung tâm triển lãm đang xây dựng) tại Thủ Thiêm (ảnh chụp Google Map).
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, do chưa phải là thời điểm thích hợp để xây dựng nhà hát nên các chuyên gia cho rằng, cần phải dừng Nghị quyết. Nếu dừng thì ai, cơ quan nào có đủ thẩm quyền?!
LS Trần Đình Dũng khuyến nghị: “Tôi cho rằng, UBTV Quốc hội cần hủy bỏ Nghị quyết xây nhà hát ở Thủ Thiêm với nguồn vốn 1.500 tỷ của HĐND TP.HCM để tránh làm mất niềm tin của người dân vào Nhà nước”.
Vì sao Quốc hội lại có quyền này, LS. Dũng phân tích: “Khi một chính sách của địa phương được HĐND thông qua thì về mặt pháp luật đã chuyển thành Nghị quyết của HĐND. Về nguyên tắc, chính phủ không thể can thiệp, nếu Nghị quyết của thành phố khi không trái quy định pháp luật hoặc trái các văn bản của các bộ, ngành. Nhưng Quốc hội có thể căn cứ vào Điều 69 và Điều 70 của Hiến pháp để bác Nghị quyết của HĐND TP.HCM do không phù hợp thời điểm, bối cảnh về an sinh của người dân địa phương”.
LS. Dũng khẳng định: “Như vậy, cơ quan thực hiện quyền lực thường trực của Quốc hội là UBTV Quốc hội có quyền bác Nghị quyết của HĐND địa phương”.
(Theo NĐT)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?