Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Thứ bảy, 18/01/2025, 13:14:17 PM (GMT+7)
Ai bao che cho "củi tươi" Thuận Phong?
(13:10:00 PM 27/09/2017)(Tin Môi Trường) - 6 cơ quan bộ, ngành từng vào cuộc (gồm bộ Nông nghiệp và PTNT, bộ Khoa học-Công nghệ, bộ Tư pháp, bộ Công Thương, Viện KSND Tối cao...) để đi tới một kết luận thực nghiêm túc, khẳng định đây thực chất là phân bón giả chứ không chỉ kém chất lượng. Ấy vậy mà đã 2 năm qua, câu chuyện vẫn giậm chân tại chỗ.
>> Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường >> VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững >> Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường? >> Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý. >> Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
Kho của Công ty Thuận Phong - Ảnh: Dân Việt
Chúng ta đã chứng kiến trong hơn một năm qua, công tác kiểm tra của Đảng trên mặt trận đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và chống mọi biểu hiện suy thoái đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo thật quyết liệt và không hề ngơi nghỉ. Nhiều cán bộ cao cấp nay dù đã nghỉ hưu vẫn chưa thể ngon giấc nếu từng mắc sai phạm. Tuy nhiên, ở lĩnh vực doanh nghiệp, hình như Đảng, nhà nước vẫn chưa có thời gian để ý nhiều, nhằm phát hiện ra những quan chức nào bao che để các doanh nghiệp làm ăn thiếu minh bạch và đã để những vi phạm pháp luật lộng hành đến vậy.
Có lẽ một trong điển hình tiêu biểu nhất cần phải nhắc đến trong lúc này, đó là doanh nghiệp sản xuất phân bón Thuận Phong, trụ sở chính đặt tại Đồng Nai. Họ đã bị các cơ quan chức năng phát hiện sản xuất phân bón trong nước nhưng dán nhãn xuất xứ tại Hoa Kỳ được đóng gói tại Việt Nam rồi tung ra thị trường lừa dân ít chữ.
6 cơ quan bộ, ngành từng vào cuộc (gồm bộ Nông nghiệp và PTNT, bộ Khoa học-Công nghệ, bộ Tư pháp, bộ Công Thương,Viện KSND Tối cao...) để đi tới một kết luận thực nghiêm túc, khẳng định đây thực chất là phân bón giả chứ không chỉ kém chất lượng. Ấy vậy mà đã 2 năm qua, câu chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Thủ tướng, các Phó thủ tướng trong 2 nhiệm kì vừa qua cũng chỉ đạo liên tục mà sao vẫn chưa ra nổi một kết luận hợp lòng dân? Liệu có ai là người "chống lưng" cho họ mà ghê gớm vậy?
Tôi vừa được thông tin của một người bạn cho biết rằng vào ngày 27.9 tới, tại Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (cơ quan Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại cấp quốc gia) sẽ họp lần cuối cùng dưới sự chủ trì của Uỷ viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình để đi tới kết luận sản phẩm phân bón mà Ban 389 Quốc gia bắt được quả tang của Công ty Thuận Phong ngày đó có phải là phân giả hay chỉ là phân kém chất lượng?
Dù chưa biết kết quả sẽ ra sao nhưng tôi tin rằng Phó thủ tướng Trương Hoà Bình sẽ kết luận thấu đáo, không thể có chuyện Chính phủ và các bộ, ngành đã thống nhất kết luận đó là phân bón giả mà lại phải chịu thua ông Công an tỉnh Đồng Nai vốn không có chuyên môn khoa học nông nghiệp!
Chỉ một vụ cỏn con như vậy mà nếu sự nghiêm minh của pháp luật không được thực hiện thì 60 triệu người nông dân Việt Nam sẽ chịu thiệt thòi đến mức nào! Nếu không xử lý thoả đáng để sẽ trở thành một tiền lệ xấu thì nhiều chục năm nữa, nông thôn nghèo vẫn hoàn nghèo, không thể ngóc đầu dậy được. Cần biết, hậu quả của việc dùng phân bón giả trong nông nghiệp và với người làm nghề nông lớn đến mức khiến nhiều người sẽ phải tan cửa nát nhà. Những bất ổn xã hội sẽ nảy sinh khi nông dân không có tiền trả nợ...
Chúng tôi, những nhà báo từng phản ánh vụ việc cũng sẽ cay đắng nhận ra mình cũng đang bất lực trước các thế lực lớn, các nhóm lợi ích đã chà đạp cả luật pháp và quên hết lương tâm trước số phận của trên 60 triệu nông dân Việt Nam để bảo vệ cho sự tàn ác lộng hành. Nói như một triết gia Phương Tây: "Nếu công lý chỉ là một từ suông thì cuộc sống không còn nghĩa lý gì!".
Kết quả giám định lần 1 của Trung tâm Kỹ thuật đo lường 3: trong 19/29 mẫu sản phẩm phân bón của Công ty Thuận Phong có kết quả không phù hợp, không đủ 70% chỉ tiêu thành phần được công bố trên bao bì. Công ty Thuận Phong khiếu nại giám định lại và thật lạ kỳ: kết quả giám định lần 2 lại còn thấp hơn cả tiêu chuẩn so với lần 1 giám định. Theo quy định tỷ lệ này dưới 70% được xác định là hàng giả, đủ căn cứ khởi tố theo các Điều 156, Điều 158 Bộ luật Hình sự.
Cơ quan liên ngành gồm 6 bộ, ban ngành và kết luận giám định đã thống nhất đây là phân bón giả.
Khi vụ Thuận Phong rơi vào bế tắc dù đã có 6 bộ, ngành kết luận đó là phân bón giả mà Công an Đồng Nai vẫn không chịu ra văn bản đề nghị Viện KSND tỉnh phê duyệt khởi tố điều tra vụ án, tôi quá bức xúc nên đánh liều nhắn tin kêu đến tận Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhưng thực lòng cũng không hy vọng được ông trả lời vì tôi biết Thủ tướng thì quá bộn bề công việc, làm sao trả lời kiểu đó với các nhà báo như tôi được. Ấy vậy mà, thật cảm động, đêm hôm đó Thủ tướng đã nhắn tin hồi âm rất chu đáo: "Tôi đã biết việc này và đã có chỉ đạo các cơ quan làm rõ...".
Dù hy vọng cũng mới chỉ là hy vọng song tôi vẫn tin rằng, với một Chính phủ “hành động, liêm chính, kiến tạo” thì những việc cần làm đến cùng như vụ Thuận Phong có lẽ rất cần quan tâm, giải quyết. Tôi tin rằng qua câu chuyện này, các cơ quan chức năng của nhà nước sẽ có thể tìm ra tận gốc và đưa ra ánh sáng các con "sâu chúa" lâu nay đang bao che cho Thuận Phong. Khi đó, dù "sâu chúa" là ai đi nữa, có “tươi" đến mấy, "khoẻ" đến mấy thì cũng bị cái lò lửa hừng hực kia thiêu rụi...
Theo Quốc Phong (báo MTG)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?