Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Thứ sáu, 22/11/2024, 05:06:52 AM (GMT+7)
Công ước về luật biển thúc đẩy hợp tác đa phương
(13:02:52 PM 24/12/2012)(Tin Môi Trường) - Theo hãng tin Kyodo, Công ước về Luật biển Liên hợp quốc đã tạo ra một cơ cấu khung chủ yếu cho các luật biển quốc tế sau khi được thông qua cách đây 30 năm.
>> Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu >> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm >> Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
Tàu thuyền của ngư dân huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên trên đường vào cửa biển tránh trú bão. (Ảnh: Thế Lập/TTXVN)
Giáo sư danh dự trường Đại học Keio của Nhật Bản Tadao Kuribayashi là một trong những người tham gia soạn thảo công ước, một trong những cơ sở để sinh ra ý tưởng về “vùng đặc quyền kinh tế” (EEZ), tạo cho các nước quyền khai thác tài nguyên ở vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường bờ biển bên ngoài lãnh hải.
Trong chuyến thăm New York gần đây để tham gia lễ kỷ niệm do Liên hợp quốc và các tổ chức khác tài trợ, giáo sư Kuribayashi đã lưu ý rằng công ước đã tạo ra động lực cho sự hợp tác về biển giữa các nước. Theo ông, công ước đã được thể hiện để nâng cao tiếng nói và hình ảnh của các nước đang phát triển trong cộng đồng quốc tế.
EEZ là một ví dụ về sự đáp ứng lời kêu gọi của các nước đang phát triển. Nó có vai trò hạn chế tàu cá của các nước phát triển đánh bắt với số lượng lớn ở vùng biển ngoài khơi của các nước đang phát triển.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, ông Kuribayashi đã trích dẫn những nỗ lực nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường quanh eo biển Malacca. Các nước ven biển ở khu vực và các nước có tàu đi qua eo biển đã hợp tác theo công ước Liên hợp quốc.
Indonesia, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Trung Đông đã tham gia “Cơ cấu hợp tác cho eo biển Malacca và Singapore” nhằm duy trì các tháp hải đăng và chống ô nhiễm.
Ông Kuribayashi nói: “Để biến vùng biển hẹp này thành vùng biển hòa bình và thịnh vượng, không chỉ các nước ven biển mà cả những nước hưởng lợi từ eo biển đã đề nghị hợp tác. Đó là một điểm tốt của công ước về biển "> Luật biển Liên hợp quốc."
Theo ông, một thành quả nữa của công ước là tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp biển giữa các nước thông qua thành lập Tòa án quốc tế về luật biển.
Ban đầu, tòa án quốc tế tiến hành nhiều phiên tòa giải quyết nhu cầu của các bên muốn tìm cách sớm thả các tàu cá bị bắt khi đang hoạt động bất hợp pháp và sau đó tiến tới giải quyết vấn đề hoạch định đường ranh giới biển giữa các nước. Đây là điều tốt vì tòa án này cung cấp thêm các lựa chọn để giải quyết tranh chấp cùng với Tòa án Công lý quốc tế.
Tuy nhiên, ông Kuribayashi cho rằng tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc hay giữa Nhật Bản và Hàn Quốc không thể giải quyết qua cơ cấu Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Đây là vấn đề các nước này muốn xác định lãnh thổ của họ như thế nào.
Do vấn đề chủ quyền bao gồm cả chủ nghĩa dân tộc và tình cảm dân tộc, ông Kuribayashi cho rằng việc giải quyết vấn đề tranh chấp biển đảo rất khó khăn và đây không phải là vấn đề trong phạm vi của các luật biển.
Trong chuyến thăm New York gần đây để tham gia lễ kỷ niệm do Liên hợp quốc và các tổ chức khác tài trợ, giáo sư Kuribayashi đã lưu ý rằng công ước đã tạo ra động lực cho sự hợp tác về biển giữa các nước. Theo ông, công ước đã được thể hiện để nâng cao tiếng nói và hình ảnh của các nước đang phát triển trong cộng đồng quốc tế.
EEZ là một ví dụ về sự đáp ứng lời kêu gọi của các nước đang phát triển. Nó có vai trò hạn chế tàu cá của các nước phát triển đánh bắt với số lượng lớn ở vùng biển ngoài khơi của các nước đang phát triển.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, ông Kuribayashi đã trích dẫn những nỗ lực nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường quanh eo biển Malacca. Các nước ven biển ở khu vực và các nước có tàu đi qua eo biển đã hợp tác theo công ước Liên hợp quốc.
Indonesia, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Trung Đông đã tham gia “Cơ cấu hợp tác cho eo biển Malacca và Singapore” nhằm duy trì các tháp hải đăng và chống ô nhiễm.
Ông Kuribayashi nói: “Để biến vùng biển hẹp này thành vùng biển hòa bình và thịnh vượng, không chỉ các nước ven biển mà cả những nước hưởng lợi từ eo biển đã đề nghị hợp tác. Đó là một điểm tốt của công ước về biển "> Luật biển Liên hợp quốc."
Theo ông, một thành quả nữa của công ước là tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp biển giữa các nước thông qua thành lập Tòa án quốc tế về luật biển.
Ban đầu, tòa án quốc tế tiến hành nhiều phiên tòa giải quyết nhu cầu của các bên muốn tìm cách sớm thả các tàu cá bị bắt khi đang hoạt động bất hợp pháp và sau đó tiến tới giải quyết vấn đề hoạch định đường ranh giới biển giữa các nước. Đây là điều tốt vì tòa án này cung cấp thêm các lựa chọn để giải quyết tranh chấp cùng với Tòa án Công lý quốc tế.
Tuy nhiên, ông Kuribayashi cho rằng tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc hay giữa Nhật Bản và Hàn Quốc không thể giải quyết qua cơ cấu Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Đây là vấn đề các nước này muốn xác định lãnh thổ của họ như thế nào.
Do vấn đề chủ quyền bao gồm cả chủ nghĩa dân tộc và tình cảm dân tộc, ông Kuribayashi cho rằng việc giải quyết vấn đề tranh chấp biển đảo rất khó khăn và đây không phải là vấn đề trong phạm vi của các luật biển.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?