»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:46:42 PM (GMT+7)

Cỏ “lạ” trồng trên đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai

(08:00:41 AM 02/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Một giống cỏ lạ đã được nhà thầu Trung Quốc trồng tại mái ta luy gói thầu số 7 dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai dù đơn vị tư vấn giám sát đã yêu cầu lập tức ngưng việc trồng loại cỏ này.

Tùy tiện trồng cỏ nhập khẩu

Cuối tháng 5, phát hiện nhà thầu trồng cỏ nhập khẩu, TCT đầu tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC) đã gửi thư cho đơn vị tư vấn Gestina Ingeneria (Tây Ban Nha) của dự án, yêu cầu giám sát rà soát, kiểm tra và cung cấp tài liệu tất cả các giống cây trồng bảo vệ mái ta luy dự án. Đặc biệt, với giống cây mới chưa được cấp phép, tư vấn hướng dẫn nhà thầu (Công ty TNHH xây dựng đường Quảng Tây) làm hồ sơ xin cấp phép theo đúng quy định của VN, hoặc đổi sang giống cây đã được phép sử dụng trên lãnh thổ VN.

Cỏ[-]lạ[-]trồng[-]trên[-]mái[-]ta[-]luy[-]gói[-]thầu[-]số[-]7[-]dự[-]án[-]cao[-]tốc[-]Nội[-]Bài[-]-[-]Lào[-]Cai[-]-[-]Ảnh:[-]C.T.V
Cỏ lạ trồng trên mái ta luy gói thầu số 7 dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

 

Ngày 19/6/2012, ông Francisco Javier de Bonifaz, Tư vấn trưởng Tư vấn giám sát Công ty Getinsa Ingenireria, đã gửi thư cho nhà thầu Quảng Tây (Trung Quốc), yêu cầu lập tức tạm dừng công tác trồng cỏ tại hiện trường bằng các giống cỏ nhập khẩu, hoặc bất kỳ vật liệu nào mà không có giấy phép nhập khẩu. Công tác trồng cỏ chỉ có thể tiếp tục tiến hành theo hệ thống quy chuẩn nêu trong phương pháp thực hiện, chỉ khi nào nhà thầu sử dụng các vật liệu có xuất xứ từ VN.

Quyết định này được đưa ra do nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu của tư vấn giám sát, bổ sung các tài liệu liên quan đến vấn đề nhập khẩu nguồn giống cỏ và vật liệu, thể hiện trong hồ sơ của Công ty TNHH công nghệ sinh thái Tam Mục (TP.Nam Ninh, Trung Quốc). Đồng thời, tư vấn giám sát cũng yêu cầu nhà thầu phải đệ trình các tài liệu liên quan đến giấy phép nhập khẩu các nguyên liệu đã sử dụng tại địa bàn trước ngày 22/6, nếu chậm trễ sẽ xem xét đề xuất Ban Quản lý dự án Nội Bài - Lào Cai áp dụng các biện pháp khác. Tất cả các khoản thanh toán liên quan đến hạng mục trồng cỏ trên địa bàn sẽ bị hủy bỏ cho đến khi nhà thầu đệ trình đầy đủ các tài liệu liên quan đến vấn đề nhập khẩu giống cỏ và vật liệu.

Loại[-]cỏ[-]Trung[-]Quốc[-]chưa[-]cấp[-]phép[-]nhập[-]khẩu[-]đã[-]được[-]trồng[-]trên[-]đường[-]cao[-]tốc[-]Nội[-]Bài[-]-[-]Lào[-]Cai[-]
Đây là những loại cây/cỏ có sức phát triển cực nhanh, rễ sâu, xanh đẹp.

Được biết, các giống cỏ của nhà thầu Quảng Tây đã được trồng từ đầu năm, dọc theo gói A7, gồm các giống cỏ thảm Bermuda Glass (tên tiếng La tinh: cynodondactylon) và cây bụi là Pigeon Pea (cajanus cajan), Yin He Huan (leucaena glauca “wild” benth). Theo Công ty Tam Mục, đây là những loại cây/cỏ có sức phát triển cực nhanh, rễ sâu, xanh đẹp. Tuy nhiên, các loại cỏ này mới chỉ có giấy phép trồng của Viện Khoa học nông nghiệp Trung Quốc.

Đơn vị tư vấn giám sát cho biết, tới nay nhà thầu Quảng Tây vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ tài liệu liên quan đến các giống cỏ này. Trước đó, nhà thầu này cũng đã gửi một hồ sơ về nguồn gốc giống cỏ và năng lực của Công ty Tam Mục. Nhưng theo thông tin từ tư vấn giám sát, hồ sơ trồng cỏ này chỉ mới được thông qua kỹ sư vật liệu mà chưa được thông qua kỹ sư môi trường. Theo nguyên tắc, việc trồng loại cây/cỏ gì trên dự án đều phải thông qua kỹ sư môi trường của tư vấn giám sát. Đây là lý do tư vấn yêu cầu nhà thầu phải xuất trình các giấy tờ liên quan. Nhưng nhà thầu mới chỉ đưa ra giấy thông quan của một công ty liên doanh, và mới chỉ là bản photocopy. Nhà thầu cũng chưa đưa ra được giấy phép nhập khẩu giống cây/cỏ của Cục Trồng trọt (Bộ NN - PTNT Việt Nam).

Nhiều bài học về cây ngoại lai

Ông Nguyễn Đình Hòe - Trưởng ban Phản biện xã hội, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam - cho biết, trước đây đã có nhiều bài học về thực vật ngoại lai nguy hiểm cho môi trường VN.

Cụ thể, cách đây vài chục năm, các nhà thầu Trung Quốc sang khôi phục đường sắt Thống Nhất đoạn qua đèo Hải Vân đã mang sang một giống cây có tên là Bìm Bôi hoa vàng, trồng để bảo vệ mái ta luy đường tàu. Song, sau mấy chục năm sinh sống ở đèo Hải Vân, cây Bìm Bôi hoa vàng đã trở thành một loài thực vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm. Cây Bìm Bôi hoa vàng hiện phủ kín khu rừng cấm Hải Vân - Sơn Trà, phủ rộng 15.000 ha. Hằng năm, TP.Đà Nẵng phải bỏ ra 200 - 300 triệu đồng để chặt bỏ loại cây này trên bán đảo Sơn Trà. Nhưng ông Hòe cho biết, đây là loại cây dây leo, sống rất khỏe, phát triển nhanh bằng hạt, nhánh, rễ nên rất khó tiêu diệt.

Đáng chú ý, theo hồ sơ của Công ty Tam Mục, các giống cỏ nói trên đều là loại có sức sống mạnh, như cây Pigeon Pea, hệ thống gốc mạnh mẽ, ăn sâu vào đất, phát triển nhanh, hệ thống rễ che phủ đạt tỷ lệ 75 - 95% sau khi trồng được một năm.

PV cũng đã liên lạc với chủ đầu tư là VEC và Ban Quản lý dự án Nội Bài - Lào Cai để biết trách nhiệm của chủ đầu tư xử lý vụ việc trên như thế nào, nhưng chưa nhận được câu trả lời.

(Nguồn: Thanh Niên)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cỏ “lạ” trồng trên đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI