Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Khẳng định chủ quyền biển đảo trong Hiến pháp
(20:01:39 PM 03/01/2013)ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho rằng tại điều 1, sau khi khẳng định chủ quyền quốc gia, cần đưa khoản 1, điều 11 "Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm" lên.
Khi ấy, điều 1 sẽ được viết thành: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập dân chủ, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm.
ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) còn cho rằng cần nghiên cứu cẩn trọng để đưa tuyên bố chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa vào Hiến pháp.
"Biết rằng đây là một nội dung nhạy cảm và một cuộc tranh đấu khó khăn lâu dài, nhưng tôi nghĩ đây là cơ hội chín muồi và hết sức cần thiết để chúng ta thể hiện tuyên bố mạnh mẽ về chủ quyền với những chứng cứ lịch sử rõ ràng và sự ủng hộ của phần đông dư luận thế giới. Có thể hôm nay chúng ta chưa làm được nhưng với ý chí ngoan cường không dễ bị khuất phục của dân tộc Việt Nam, tôi có niềm tin vững chắc rằng các thế hệ tiếp nối sẽ thực hiện lời tuyên bố của chúng ta hôm nay đó là toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam là bất tử, là bất khả xâm phạm", ông Nhân nói.
ĐB Triệu Là Pham (Hà Giang) thì đề nghị bổ sung một quy định riêng đối với tài nguyên biển, đảo.
"Nước ta là một quốc gia có biển lớn, chứa đựng nhiều tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng quy mô lớn cho phép phát triển nhiều lĩnh vực về kinh tế biển quan trọng góp phần lớn trong việc xây dựng cho nền kinh tế quốc dân", ông Pham nói. "Nhưng việc khai thác về các ngành du lịch biển, khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản, dầu khí, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển chưa được quy hoạch cụ thể, quy mô còn nhỏ bé chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế, những lợi ích kinh tế của biển, đảo còn thiếu bền vững, chưa thực sự đi vào phát triển đúng tiềm năng và lợi thế của biển đảo".
Vì vậy cần thống nhất quản lý theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo khai thác có hiệu quả vùng kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển, quy hoạch, khai thác theo quy trình nguồn tài nguyên biển. "Công tác nghiên cứu xây dựng quy hoạch không gian biển, bảo vệ môi trường biển kết hợp với phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng an ninh, chủ quyền biển, đảo của nước ta", ĐB Hà Giang nói.
Khoản 2, điều 11: "Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật", cũng nhận được góp ý của các ĐBQH.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa (đại biểu TP.HCM) đề nghị sửa thành: "Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xâm hại lợi ích của đất nước và nhân dân đều bị cấm và nghiêm trị".
ĐB Đỗ Hữu Lâm (Long An) thì lưu ý điều 13 Hiến pháp 1992 diễn giải mọi âm mưu và hành động chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc... bị nghiêm trị, nhưng điều 11 của dự thảo sửa đổi bỏ từ "âm mưu và hành động" mà thay bằng "hành vi".
Ông Lâm cho rằng "có âm mưu mới có hành vi, đã có hành vi mới nghiêm trị thì quá trễ" nên đề nghị diễn đạt thành: "Mọi âm mưu và hành vi chống lại độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xâm phạm lợi ích của tổ quốc và nhân dân đều bị nghiêm trị theo pháp luật".
Quy định rõ nhiệm vụ quốc tế của quân đội
Chính vì vậy, các ĐB đều đồng tình chương IV về bảo vệ Tổ quốc phải khẳng định đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng: "Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc phải được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh, xác định vị trí nòng cốt của quân đội nhân dân, công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc".
Một điểm còn có ý kiến khác nhau từ các ĐB là việc "lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện nghĩa vụ quốc tế". ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng việc bổ sung nhiệm vụ này là "tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng vũ trang khi thực hiện các nghĩa vụ quốc tế góp phần bảo vệ hòa bình thế giới và khu vực".
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Hữu Hùng (Tiền Giang) đề nghị nghiên cứu khả năng lực lượng vũ trang của chúng ta tham gia nhiệm vụ giữ gìn hòa bình, tham gia nhiệm vụ bảo đảm an ninh phi truyền thống ở nước ngoài.
"Đây là vấn đề rất hệ trọng mà chưa được Hiến pháp quy định. Để nước ta thực hiện vai trò là thành viên có trách nhiệm của LHQ thể hiện tinh thần chủ động và tích cực của ta trong hội nhập quốc tế góp phần bảo vệ lợi ích và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng phải tính đến khả năng này", ông Hùng nói. "Tuy nhiên trong thực hiện nhiệm vụ này phải có bước đi thích hợp, bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và phù hợp với lòng dân và phải hợp hiến, hợp pháp".
Cho rằng viết "thực hiện nghĩa vụ quốc tế" là quá rộng, ĐB Tiền Giang đề nghị chỉ viết "nhiệm vụ góp phần bảo vệ hòa bình trong khu vực và thế giới", sau này sẽ có các luật cụ thể để điều chỉnh khi nào thực hiện nhiệm vụ và khi nào sẽ sử dụng lực lượng vũ trang đối với nhiệm vụ đó.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?