»

Thứ sáu, 22/11/2024, 12:51:57 PM (GMT+7)

Đảm bảo sự minh bạch của quỹ phòng chống thiên tai

(18:28:32 PM 06/06/2013)
(Tin Môi Trường) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, sáng 6/6, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận những vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai.

 

Cảnh lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long tháng 10/2011. (Nguồn: TTXVN)

 


Báo cáo do ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày nêu rõ, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này có 6 Chương, 46 điều (bổ sung 6 điều mới; bỏ 6 điều; tiếp thu, chỉnh lý tại 40 điều).

Các đại biểu cơ bản tán thành dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý và tập trung cho ý kiến về một số vấn đề: Đối tượng, phạm vi điều chỉnh và tên gọi; nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai; nguồn nhân lực, tài chính trong hoạt động phòng, chống thiên tai; trách nhiệm quản lý nhà nước; các hành vi bị cấm và chế tài xử phạt…

Đa số đại biểu thống nhất lấy tên luật là Luật Phòng, chống thiên tai như đề nghị trong Báo cáo thẩm tra và Tờ trình vì tên gọi này ngắn gọn, đầy đủ, bao quát toàn diện các vấn đề trong hoạt động phòng, chống thiên tai, thể hiện thái độ chủ động trong phòng, chống thiên tai.

Tên gọi này phản ánh và khái quát được những nét chung nhất về bản chất, nội hàm và mục đích của việc ban hành Luật. Hơn nữa, khái niệm “phòng, chống thiên tai” là khái niệm đã quen dùng trong đời sống và thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước.

Liên quan đến vấn đề tài chính cho hoạt động phòng, chống thiên tai, nhiều ý kiến nhất trí đầu tư cho phòng, chống thiên tai là đầu tư phát triển và đề nghị quy định rõ về nguồn tài chính hàng năm cho phòng, chống thiên tai, việc phân bổ nguồn ngân sách cho hoạt động này từ Trung ương đến địa phương.

Cơ bản tán thành việc thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai nhưng một số ý kiến cũng đề nghị quy định rõ hơn phương thức xác định, mức đóng góp của từng loại đối tượng, các đối tượng được miễn, giảm đóng góp; vấn đề quản lý, sử dụng Quỹ.

Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn), việc thành lập Quỹ là cần thiết nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội của công dân và thực hiện xã hội hóa. Tuy nhiên, các điều liên quan đến vấn đề này có nội dung chưa rõ ràng, còn chồng lấn; cần quy định nguyên tắc hoạt động của Quỹ, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, đồng thời, cần cân nhắc độ tuổi đóng góp và đối tượng đóng góp bắt buộc.

Về vấn đề nguồn nhân lực trong phòng, chống thiên tai, nhiều ý kiến tán thành khẳng định rõ nguyên tắc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Với quy định về vai trò của lực lượng vũ trang nhân dân trong phòng, chống thiên tai, Nhà nước có sự đầu tư tài chính, trang thiết bị trong đào tạo, huấn luyện, diễn tập cho lực lượng này nhằm hoạt động hiệu quả hơn.

Theo đại biểu Phạm Thị Mỹ Ngọc (Ninh Bình), việc huy động nguồn nhân lực tại chỗ là điều kiện tiên quyết trong nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai. Bên cạnh đó, vai trò của lực lượng vũ trang đã được khẳng định bằng việc đưa ra quy định cụ thể đối với 3 lực lượng Quân đội, Công an, dân quân tự vệ. Trong đó, Quân đội là lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong tham gia phòng, chống thiên tai.

Đại biểu Nguyễn Công Bình (Yên Bái) nhấn mạnh trên thực tế, lực lượng vũ trang luôn là lực lượng nòng cốt trong khắc phục, ứng phó phòng, chống thiên tai. Quy định như dự thảo sẽ tránh sự ỷ lại của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động này.

Các đại biểu Trần Văn Huynh (Kiên Giang), Nguyễn Hữu Hùng (Tiền Giang), Trần Dương Tuấn (Bến Tre) đề nghị bổ sung vai trò của các tổ chức xã hội, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, lực lượng giáo viên, sinh viên, học sinh, thanh niên, lực lượng dự bị động viên trên địa bàn xảy ra thiên tai. Tuy nhiên, theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vai trò của các tổ chức này đã được quy định tại nhiều điều, khoản trong dự thảo cũng như trong nhiều văn bản pháp luật.

Các đại biểu Quốc hội cũng đã cho ý kiến đối với các vấn đề cụ thể về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai; thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai; cơ quan chỉ đạo, cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai; hợp tác quốc tế trong phòng, chống thiên tai... Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ trì việc dự báo, cảnh báo thiên tai bởi thực tiễn cho thấy, nhiều dự báo thiếu chính xác, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
 
(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đảm bảo sự minh bạch của quỹ phòng chống thiên tai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI