»

Thứ hai, 24/02/2025, 04:10:13 AM (GMT+7)

Nhân Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Sự thật bất ngờ về nước

(09:51:25 AM 25/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Khái niệm hóa học về nước mà ai cũng biết đó là H2O có công thức một nguyên tử oxy và hai nguyên tử hydro liên kết với nhau. Có thể bạn không nhìn thấy các phân tử nước nhưng nước bao quanh cuộc sống chúng ta như biển, sông, ao, hồ và thậm chí ở những nơi ta tưởng chừng nó không tồn. Nước ẩn mình trong cây xanh, cơ thể con người, không khí và cả hơi thở của chúng ta.



Giáo sư Tongqingbin - Đại Học Quốc Gia Công Nghệ Đài Bắc

 

Giáo sư Tongqingbin - Đại Học Quốc Gia Công Nghệ Đài Bắc lên tiếng, “hầu hết lượng nước trên trái đất là nước muối, chiếm 97%, chỉ 3% là nước ngọt và nước ngầm, không bao gồm các tảng băng. Quá ít nước ngọt và đặc biệt là chỉ 0.00018% là nước sông trên toàn bộ hành tinh.”
 
Lo lắng lớn nhất của chúng ta là thế hệ con cháu về sau có còn đủ nguồn nước ngọt để sử dụng, trong khi hiện tại còn chưa có giải pháp nào bảo vệ và sử dụng tối ưu nguồn nước.

Đài Loan là ví dụ điển hình, tổng lượng mưa hàng năm ở đất nước này khá cao, nhưng thực sự chỉ có 21% lượng nước mưa được sử dụng, sau khi trừ phần bốc hơi tự nhiên thì 58% lượng mưa còn lại đã chảy ra biển một cách lãng phí. Vấn đề là ở đất nước này có rất nhiều con sông dốc, vì vậy không thể giữa nước, dẫn đến việc lượng nước mưa không thể chuyển thành nguồn nước hiệu quả.

Ngoài ra, chúng ta có biện pháp xây dựng hồ chứa nước, để chặn dòng nước lại khi chúng chảy ra sông, nhưng trên thực tế, việc xây hồ chứa chưa thật sự là giải pháp tốt nhất, gồm nhiều vấn đề, không phải  khắp nơi đều có đủ điều kiện để xây hồ chứa. Vì vậy, chúng ta cần phải tạo ra không gian lưu trữ linh hoạt hơn, tăng thu nước mưa, giảm sự phụ thuộc vào hồ chứa.
 
Câu hỏi được đặt ra, “tại sao chúng ta lại để nước mưa chảy xuống sông trước khi sử dụng ?”- Giáo sư Tongqingbin nói. Có thể đặt mạch nước ngầm ở dưới lòng đất không?  Nếu có thể, chúng ta sẽ không lo lắng về giới hạn của sông, hồ chứa, chúng ta có thể sử dụng nước tuyệt đối hơn.



 


Một số chuyên gia tin rằng, các vấn đề về tài nguyên nước còn vượt xa so với các vấn đề dầu khí. Bởi vì, sự giảm dầu có thể tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, nhưng không có gì để thay thế cho nguồn nước, và đây là lý do nguồn nước quý giá. May mắn thay, nước cũng có tính năng hiếm có đó là liên tục tuần hoàn trong tự nhiên. Chu kì nước là một quá trình liên tục, bay hơi từ đất và biển, đưa vào bầu khí quyển, và sau đó thành mưa, nước mua rơi xuống đất liền và sông, hội tụ cuối cùng tại đại dương cũng như mở đầu cho một hành trình chu kỳ nước.


Vì vậy, hệ thống tập trung lưu trữ có thể tạo ra một không gian lưu trữ chu kỳ nước mà chúng ta có thể sử dụng. Chẳng hạn như xây hồ chứa Chính Phủ hoặc nằm rải rác trong các hệ thống sông, chẳng hạn như sử dụng ngân hàng nước.Và làm thế nào để tích hợp hệ thống lưu trữ phân phối nhỏ và hệ thống tập trung quy mô lớn truyền thống, có thể sử dụng linh hoạt, quan trọng là giảm được lũ lụt, kể cả hạn hán. Điều đó thể hiện sự hiểu biết về nước của chúng ta, mà còn là tương lai của tài nguyên nước, là chìa khóa để sử dụng nước một cách khôn ngoan.

LÊ MAI CHÂU (Theo businessweekly)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhân Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Sự thật bất ngờ về nước

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI