Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Giáo sư Tongqingbin - Đại Học Quốc Gia Công Nghệ Đài Bắc
Giáo sư Tongqingbin - Đại Học Quốc Gia Công Nghệ Đài Bắc lên tiếng, “hầu hết lượng nước trên trái đất là nước muối, chiếm 97%, chỉ 3% là nước ngọt và nước ngầm, không bao gồm các tảng băng. Quá ít nước ngọt và đặc biệt là chỉ 0.00018% là nước sông trên toàn bộ hành tinh.”
Lo lắng lớn nhất của chúng ta là thế hệ con cháu về sau có còn đủ nguồn nước ngọt để sử dụng, trong khi hiện tại còn chưa có giải pháp nào bảo vệ và sử dụng tối ưu nguồn nước.
Đài Loan là ví dụ điển hình, tổng lượng mưa hàng năm ở đất nước này khá cao, nhưng thực sự chỉ có 21% lượng nước mưa được sử dụng, sau khi trừ phần bốc hơi tự nhiên thì 58% lượng mưa còn lại đã chảy ra biển một cách lãng phí. Vấn đề là ở đất nước này có rất nhiều con sông dốc, vì vậy không thể giữa nước, dẫn đến việc lượng nước mưa không thể chuyển thành nguồn nước hiệu quả.
Ngoài ra, chúng ta có biện pháp xây dựng hồ chứa nước, để chặn dòng nước lại khi chúng chảy ra sông, nhưng trên thực tế, việc xây hồ chứa chưa thật sự là giải pháp tốt nhất, gồm nhiều vấn đề, không phải khắp nơi đều có đủ điều kiện để xây hồ chứa. Vì vậy, chúng ta cần phải tạo ra không gian lưu trữ linh hoạt hơn, tăng thu nước mưa, giảm sự phụ thuộc vào hồ chứa.
Câu hỏi được đặt ra, “tại sao chúng ta lại để nước mưa chảy xuống sông trước khi sử dụng ?”- Giáo sư Tongqingbin nói. Có thể đặt mạch nước ngầm ở dưới lòng đất không? Nếu có thể, chúng ta sẽ không lo lắng về giới hạn của sông, hồ chứa, chúng ta có thể sử dụng nước tuyệt đối hơn.
Một số chuyên gia tin rằng, các vấn đề về tài nguyên nước còn vượt xa so với các vấn đề dầu khí. Bởi vì, sự giảm dầu có thể tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, nhưng không có gì để thay thế cho nguồn nước, và đây là lý do nguồn nước quý giá. May mắn thay, nước cũng có tính năng hiếm có đó là liên tục tuần hoàn trong tự nhiên. Chu kì nước là một quá trình liên tục, bay hơi từ đất và biển, đưa vào bầu khí quyển, và sau đó thành mưa, nước mua rơi xuống đất liền và sông, hội tụ cuối cùng tại đại dương cũng như mở đầu cho một hành trình chu kỳ nước.
Vì vậy, hệ thống tập trung lưu trữ có thể tạo ra một không gian lưu trữ chu kỳ nước mà chúng ta có thể sử dụng. Chẳng hạn như xây hồ chứa Chính Phủ hoặc nằm rải rác trong các hệ thống sông, chẳng hạn như sử dụng ngân hàng nước.Và làm thế nào để tích hợp hệ thống lưu trữ phân phối nhỏ và hệ thống tập trung quy mô lớn truyền thống, có thể sử dụng linh hoạt, quan trọng là giảm được lũ lụt, kể cả hạn hán. Điều đó thể hiện sự hiểu biết về nước của chúng ta, mà còn là tương lai của tài nguyên nước, là chìa khóa để sử dụng nước một cách khôn ngoan.