»

Thứ ba, 21/01/2025, 04:07:19 AM (GMT+7)

Đồng Nai: Những dòng suối... đang chết

(08:23:34 AM 30/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Nhiều dòng suối trên địa bàn TP Biên Hòa ô nhiễm nặng, hằng ngày đổ hết ra sông Đồng Nai, nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng triệu dân

Khảo sát khắp địa bàn TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi nhận thấy tất cả các con suối đều ngập ngụa rác rưởi, nhiều nơi bùn đen đặc.

 

“Giãy chết” giữa lòng TP

 

Trong số những dòng “suối đen” tại TP Biên Hòa, đầu tiên phải kể đến suối Săn Máu. Dòng suối này dài khoảng 6 km, chảy ngoằn ngoèo qua 5 phường của TP Biên Hòa rồi đổ ra sông Đồng Nai. Tại phường Hố Nai, nơi đầu nguồn của dòng suối, đứng cách xa hàng chục mét vẫn nghe mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.


Suối Săn Máu, đoạn chảy qua phường Trảng Dài, ngập rác, bốc mùi hôi thối nồng nặc

 

Lòng suối, rộng chừng 3-4 m, một màu đen đặc quánh, nhiều đoạn nước dường như ứ lại, không còn chảy được. Đi dọc suối, qua suốt 5 phường của trung tâm TP Biên Hòa, chúng tôi đều chứng kiến những cảnh tương tự. Theo quan sát, dòng suối tội nghiệp này đang… “giãy chết” khi đầu nguồn là nơi xả thải của hàng chục công ty, xí nghiệp và suốt chặng đường chảy qua còn phải oằn mình gánh thêm nước thải sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân.

 

Chung “bệnh” với suối Săn Máu là suối Linh. Suối Linh dài hơn 5 km chảy qua các phường Long Bình, Tam Hòa, Tam Hiệp, Bình Đa và cũng đổ ra sông Đồng Nai. Trước đây, dòng suối này nổi tiếng trong xanh nhưng giờ là một dòng nước đen, ngầu bọt và bốc mùi hôi thối kinh hoàng.

 

Bà Nguyễn Thị Hứng, tổ trưởng dân phố tại phường Trảng Dài - TP Biên Hòa, phản ánh: “Nhiều người dân bây giờ xem dòng suối này là nơi… phóng uế, còn các doanh nghiệp thì xem nó là nơi để xả thải. Nguồn nước ô nhiễm này cuối cùng cũng đổ ra sông Đồng Nai, nơi cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân!”. Ghi nhận của chúng tôi, những dòng suối khác ở TP Biên Hòa hiện cũng đang lâm vào cảnh “hấp hối” như suối Siệp, suối Phạt, suối Chùa Bào, Bà Lúa…

 

Không chỉ các con suối ở nội thành đang “giãy chết”, những dòng suối vùng ngoại ô cũng đang bị bức tử. Suối Nước Trong nằm cạnh KCN Tam Phước (huyện Long Thành) đục ngầu một màu đen, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, cay cả mắt. Người dân các xã Tam An, Tam Phước, An Phước cho biết toàn bộ khu vực này bị ô nhiễm nặng nên việc sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gia cầm chết, cây cối còi cọc, nước giếng cũng không dùng được.

 

Hàng trăm tỉ đồng và 15 năm… cải tạo

 

Vấn đề cải tạo suối Săn Máu từng được lãnh đạo tỉnh Đồng Nai bàn bạc nhiều lần. Cách đây… 15 năm, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt dự án cải tạo suối Săn Máu với kinh phí lên đến gần 330 tỉ đồng nhưng từ đó đến nay, dự án vẫn chưa được thực hiện. Theo Ban Quản lý dự án Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai (đơn vị chủ đầu tư), nguyên nhân dự án “nằm một chỗ” là do bế tắc trong việc giải phóng mặt bằng.

 

Do quản lý không tốt nên nhiều năm qua, người dân đã xây dựng nhiều công trình dân dụng ken dày hai bên suối, làm việc đền bù giải tỏa gặp nhiều khó khăn. Trong tháng 10-2011, tỉnh Đồng Nai lại tiếp tục có cuộc họp để tìm cách tháo gỡ, quyết định phải triển khai ngay kế hoạch cải tạo con suối này. Theo đó, dự án chia làm hai đợt, tổng chi phí đợt 1 khoảng 80 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2013.

 

Suối Linh cũng từng được “cứu” một lần cách đây gần 10 năm với chi phí hơn 30 tỉ đồng. Sau nhiều năm thi công ì ạch, cuối cùng một số đoạn cũng được xây, đắp hai bên bờ bằng đá, xi măng nhưng rồi con suối này vẫn… “chết”. Còn những dòng suối khác cũng đều ô nhiễm nặng nhưng đến nay việc cải tạo, gìn giữ nguồn nước vẫn chưa có kế hoạch cụ thể.

 Không đồng bộ

Ông Nguyễn Văn Thảo, Giám đốc Ban Quản lý dự án Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, khẳng định lần này chắc chắn dự án cải tạo suối Săn Máu sẽ được thực hiện dứt điểm nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc nạo vét, xây bờ kè hai bên dòng suối, còn việc quản lý nguồn nước cũng như tìm các biện pháp để con suối có thể trong xanh trở lại vẫn chưa được tính đến. Đơn vị chịu trách nhiệm chính về những dòng suối đang bị bức tử này là Sở Tài nguyên-Môi trường Đồng Nai thì lắc đầu “chưa có kế hoạch gì cụ thể”.

Theo các chuyên gia về môi trường, nếu các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh Đồng Nai vẫn cải tạo những con suối này một cách “nửa vời”, không kết hợp đồng bộ với việc phát triển hạ tầng, KCN, nâng cao ý thức người dân thì cuối cùng cũng chỉ “hao tiền tốn của”, mà suối Linh là một ví dụ.

Xuân Hoàng (Người lao động)
Từ khóa liên quan: Đồng Nai, dòng suối, đang chết
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đồng Nai: Những dòng suối... đang chết

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI