Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Thứ năm, 21/11/2024, 10:47:27 AM (GMT+7)
Hải Phòng: Cần sớm công bố quy chuẩn, lựa chọn công nghệ uy tín phục vụ nuôi hải sản ở các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà
(18:52:21 PM 24/10/2021)(Tin Môi Trường) - Việc chuyển đổi hình thức nuôi trồng hải sản biển tự phát, vật liệu lạc hậu gây ô nhiễm môi trường biển sang nuôi biển có quy hoạch, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, bền đẹp đang là xu thế tất yếu. Ở miền Bắc, sau Quảng Ninh, Hải Phòng đang quyết liệt thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, để thực hiện thành công cần có sự đồng thuận từ chính quyền địa phương và người dân trong việc lựa chọn công nghệ, đối tác đồng hành trên biển để vừa đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người dân và khẳng định phát triển bền vững cho địa phương.
>> Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam >> Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng >> Bão số 2 đang hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng >> Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững, chọn chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”
Lấy kinh tế biển làm trụ cột phát triển
Với chủ trương vĩ mô, được nêu trong các Nghị quyết 09-NQ/TW về chiến lược biển, Nghị quyết 32-NQ/TW, Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 45-NQ/TW, cùng nhiều văn bản khác, Trung ương luôn đặt kinh tế biển chính là cơ sở trụ cột để Hải Phòng xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. Hải Phòng đã xác định cụ thể 6 ngành, lĩnh vực biển trọng tâm của thành phố. Trong đó lĩnh vực thủy hải sản, Nghị quyết đề ra mục tiêu xây dựng Hải Phòng là trung tâm giống, khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ. Bên cạnh đó phát triển du lịch biển trở thành ngành kinh tế chủ lực trong các ngành kinh tế, tạo ra các sản phẩm du lịch mới và dịch vụ cao cấp. Về khoa học - công nghệ và đào tạo, đảm bảo đào tạo đủ nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực biển Hải Phòng và cả nước. Đồng thời, thành phố cũng phân định rõ các quy hoạch phát triển các huyện đảo, xây dựng mô hình kinh tế biển của thành phố cũng như các chính sách và khung thực hiện chiến lược biển, mở ra lộ trình vươn ra biển lớn. Thành phố chủ trương điều chỉnh cơ cấu ngành sản phẩm kinh tế theo hướng phát huy tối đa lợi thế vị trí, hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, vượt trội, nhất là cảng cửa ngõ quốc tế. Đặc biệt là bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu vực Cát Bà, Bạch Long Vỹ, vùng ven biển, các sông, giữ gìn các tài nguyên không tái tạo như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước,… hình thành một chủ trương lớn cho phát triển kinh tế biển bền vững.
Theo chỉ đạo chung của Bộ NN&PTNT: “Nước ta phải tập trung phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, chứ không thể khai thác mãi như hiện nay. Không chỉ nuôi ở bờ, mà phải nuôi ở vùng biển xa bờ, bằng công nghệ hiện đại nhất, theo quy mô công nghiệp. Phải quy hoạch vùng nào thuộc đối tượng nuôi nào, khoa học, công nghệ nghiên cứu các chỉ số rõ ràng, quản lý dựa trên thực tiễn. Tăng giá trị kinh tế nuôi biển làm chủ lực trong kim ngạch thủy sản”. Thực hiện chỉ đạo này, mới đây Hải Phòng đã đưa ra một số những định hướng, quyết định cụ thể và triển khai rất quyết liệt nhằm thực hiện tốt những mục tiêu kép “phát triển kinh tế biển nhưng phải đảm bảo được cảnh quan du lịch, gìn giữ môi trường”. Theo đó, Hải Phòng đã Chi 68 tỷ đồng di dời lồng bè trên đảo Cát Bà vì các cơ sở nuôi trồng thủy sản đã làm ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, ô nhiễm nguồn nước, xung đột với định hướng phát triển du lịch của địa phương.
Theo mong muốn của lãnh đạo UBND huyện Cát Hải, để xây dựng Cát Bà trở thành điểm du lịch xanh đẳng cấp quốc tế, UBND TP Hải Phòng cần có chính sách phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè và tìm các giải pháp “xanh” để cải thiện môi trường cho vùng di sản.
Theo lộ trình xây dựng Quần đảo Cát Bà thành Trung tâm du lịch quốc tế của Hải Phòng giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn 2045, Hải Phòng hoàn thiện việc xây dựng thương hiệu các Vịnh thuộc quần đảo Cát Bà là “vịnh xanh, sạch, đẹp nhất thế giới”. Do đó, nỗ lực gìn giữ môi trường Đảo Ngọc này được xem là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương. Hai năm liên tiếp, UBND huyện Cát Hải đã chọn chủ đề năm là “Tập trung giải phóng mặt bằng, tăng cường cải thiện môi trường Vịnh” để có thể song hành mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản, du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường,...” nhằm ứng mục tiêu phát triển kinh tế du lịch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để UNESCO công nhận vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2022.
Định hướng khoa học và lựa chọn công nghệ “dẫn dắt” thành công
Vậy việc di dời này liệu có khoa học và khi thực hiện vùng quy hoạch theo phương án nuôi mới sẽ được Hải Phòng triển khai như thế nào đề đảm bảo bền vững và gìn giữ môi trường cũng đang là câu hỏi mà nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp đầu tư, người dân nuôi trồng hải sản đặt ra và chờ đợi. Mới đây, Hải Phòng mới có Dự thảo kế hoạch xây dựng quy chuẩn lồng, bè nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà. Theo đó, trong năm 2022, Sở NN&PTNT, UBND huyện Cát Hải sẽ phối hợp cùng cơ quan chức năng để xây dựng quy chuẩn lồng, bè nuôi trồng thủy sản trên các vịnh này.
Cũng như Quảng Ninh, Hải Phòng quyết định xây dựng bộ quy chuẩn kỹ thuật riêng về lồng, bè nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Hải Phòng. Theo đó, yêu cầu cho quy chuẩn kỹ thuật mới đối với lồng, bè nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Hải Phòng như đảm bảo an toàn, đảm bảo vệ sinh, sức khỏe; bảo vệ môi trường, bảo vệ động, thực vật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các quy chuẩn địa phương của Hải Phòng dùng để chứng nhận hoặc công bố hợp quy sản phầm nuôi trồng thủy sản. Một số chuyên gia về nuôi biển cho rằng, Hải Phòng cần nhanh chóng triển khai những yêu cầu đã đưa ra một cách khoa học, bài bản thì mới thành công được. Hải Phòng nên cân nhắc, nên tham khảo kinh nghiệm của Quảng Ninh về lộ trình, cách thức triển khai và lựa chọn dịch vụ cung cấp đúng về hợp chuẩn tạo niềm tin với người dân.
Được biết, hiện nay căn cứ và áp dụng theo hướng dẫn của Sở NN&PTNT Quảng Ninh và công bố hợp quy của Công ty là 30122020/CBHQ-SUPER đã được áp dụng tại huyện đảo Vân Đồn. Với công nghệ, chất lượng sản phẩm, cơ chế chính sách ưu đãi của doanh nghiệp này đã được chính quyền và người dân địa phương đón nhận rất cởi mở triển khai và áp dụng rất khoa học. Theo Sở NN&PTNT, Công ty Cổ phần nhựa SUPER Trường Phát (có địa chỉ tại số 15, ngõ 64, đường Ngô Xuân Quảng, thị trấn Châu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hạ Nội) là doanh nghiệp đầu tiên công bố hợp quy cho sản phẩm “Vật liệu HDPE sử dụng làm phao nổi cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ tại Quảng Ninh”. Cụ thể sản phẩm được công bố hợp quy của Trường Phát là ống nhựa, phụ tùng nhựa, phao nhựa do đơn vị sản xuất, phù hợp với Quy chuẩn số 08: 2020/QN Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu làm phao nổi trong nuôi trồng thuỷ sản lợ, mặn tại Quảng Ninh. Trước đó Sở NN&PTNT đã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ công bố hợp quy của Công ty Cổ phần nhựa SUPER Trường Phát. Công ty Cổ phần nhựa SUPER Trường Phát tự công bố hợp quy và chịu trách nhiệm về nội dung công bố hợp quy của mình.
Được biết nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững theo hướng bảo vệ môi trường, ngày 31/8/2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định 31/2020/QĐ-UBND về Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu làm phao nổi trong nuôi trồng thuỷ sản lợ, mặn tại Quảng Ninh. Theo đó, đưa ra các chỉ tiêu về đặc tính của các loại phao nổi, vật liệu làm phao nổi được phép sử dụng nuôi trồng thuỷ sản tại các vùng nước mặn, lợ tại Quảng Ninh. Tiêu biểu như các thông số kỹ thuật về tỷ trọng, độ bền kéo, độ bền nén, độ bền đàn hồi, độ bền uốn, độ bền va đập, độ bền hấp thụ nước, độ bền thời tiết, thời gian sử dụng sản phẩm,… Các thông số trên được tổng hợp trên cơ sở độ bền của nhựa HDPE theo hướng dẫn của FAO năm 2015 về vận hành nuôi trồng thuỷ sản đối với các lồng nhựa HDPE.
Đến nay, sau 10 tháng triển khai thực hiện người nuôi hải sản ở Quảng Ninh cơ bản đã nắm được thông tin về việc phải thay thế vật liệu nổi trong nuôi biển, các loại vật liệu đã được cơ quan có thẩm quyền công bố hợp quy và tin tưởng vào định hướng của chính quyền địa phương và tin tưởng vào sự lựa chọn sản phẩm mà doanh nghiệp đã được địa phương công nhận và công bố hợp chuẩn.
HỒNG MINH
Gửi ý kiến bạn đọc về: Hải Phòng: Cần sớm công bố quy chuẩn, lựa chọn công nghệ uy tín phục vụ nuôi hải sản ở các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.