»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:08:27 AM (GMT+7)

Phun thuốc trừ cỏ diệt lục bình: Hậu quả khó lường

(20:24:22 PM 13/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Nhiều tuyến sông, rạch ở tỉnh Hậu Giang đang bị lục bình sinh sôi nhanh giăng kín khiến việc lưu thông của ghe, tàu gặp nhiều khó khăn. Đáng lo ngại hơn, nhiều địa phương trong tỉnh đang tổ chức phun thuốc trừ cỏ 2,4D (thuốc khai hoang) xuống sông để xử lý lục bình.


Lục bình xâm chiếm mặt sông tại xã Long Trị A, huyện Long Mỹ, Hậu Giang.

 

 

Khốn khổ với lục bình

 

Trên tuyến Kinh Cùng cặp quốc lộ 61, đoạn từ ấp Hòa Đức, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp đến giáp ranh huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, mấy tháng nay, ghe, xuồng của người dân đi lại rất khó khăn vì lục bình giăng kín mít. Nhiều người dân phải neo ghe vì không thể di chuyển qua lớp lục bình dày đặc. Không ít thương lái ở những nơi khác đến mua nông sản ở khu vực này cũng bị mắc kẹt.

 

Anh Huỳnh Văn Đen, quê ở Sóc Trăng, làm nghề buôn bán trên ghe đang tá túc tại ấp Hòa Đức ngán ngẩm nói: “Tôi có chiếc ghe 10 tấn dùng để mua lúa, chở mía thuê, hết mùa thì đi mua lợp tép từ Ô Môn, Cần Thơ đem xuống đây bán cho người dân. Thế nhưng, mấy tháng nay, lục bình bít kín sông, không đi đâu được. Để có tiền chi tiêu tôi phải lên bờ kiếm việc phụ hồ và chờ lục bình vãn mới đi”.

 

Khốn khổ hơn là những hộ dân quanh năm sống bằng nghề buôn bán nhỏ trên sông như vợ chồng ông Huỳnh Văn Tạo, ở ấp Hòa Đức, xã Hòa An bởi gần như ngày nào họ cũng phải đi lại trên sông vài lần. Ông Tạo cho biết: “Nhà tôi làm nghề chở mướn, có chiếc ghe 2 tấn hết chở lúa đi xay xát lại đem về giao gạo cho người ta. Lúc trước chỉ vợ tôi đi là được, bây giờ phải có thêm một người nữa đứng trước mũi ghe để rẽ lục bình mới đi được. Ngày nào cũng phải ì ạch qua đám lục bình nên chi phí xăng dầu tăng gấp 8 - 10 lần”.

 

Tương tự, ở tuyến sông Cái Lớn (một trong 4 sông lớn nhất tỉnh Hậu Giang), kéo dài từ huyện Long Mỹ về các xã Long Trị A, Long Trị hiện nhiều đoạn cũng bị lục bình xâm chiếm. Trong đó, đoạn thuộc ấp 8, ấp 1 xã Long Trị, ấp Bình Trung, Bình Thạnh thuộc xã Long Bình có chiều dài hơn 5km bị lục bình phủ kín mặt sông (rộng 50m-60m). Nhiều tuyến sông khác ở tỉnh Hậu Giang như sông Cái Chầu (huyện Long Mỹ); kênh Hậu Giang 3 và hàng chục tuyến sông, rạch khác thuộc các huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ… cũng bị lục bình gây cản trở lưu thông.

 

Dùng thuốc tận diệt

 

Trước tình trạng lục bình phát triển vượt tầm kiểm soát, vừa qua một số địa phương ở Hậu Giang đã sử dụng thuốc trừ cỏ 2,4D phun xịt (người dân gọi là thuốc khai hoang) để tận diệt lục bình, giải tỏa mặt sông. “Lúc đầu địa phương cũng không dám dùng vì biết là độc hại nhưng phương tiện vớt không có, lực lượng mỏng nên mới dùng thuốc khai hoang 2,4D. Đây cũng không phải lần đầu sử dụng thuốc này. Trước đây, người dân vẫn thường tự mua loại thuốc này về để phun diệt lục bình. Nhiều hộ dân nuôi cá cho biết cá không bị chết sau khi phun thuốc nên chúng tôi quyết định phun thuốc khai hoang 2,4D”, ông Trần Hoàng Khởi, Phó Chủ tịch UBND xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang lý giải. Cũng theo ông Khởi, sau khi phun khoảng 5 ngày, lục bình sẽ khô héo, nước đen và hôi thối. Sau đó phải xịt thêm một lần nữa lục bình mới thối rữa và chết hẳn.

 

UBND huyện Long Mỹ cũng xác nhận, địa phương đang sử dụng loại thuốc khai hoang 2,4D để diệt lục bình. Ông Lê Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, phân trần: “Xịt thuốc khai hoang là biện pháp cuối cùng vì không còn cách nào khác. Mỗi lần xịt, chúng tôi đều tuyên truyền trên đài khuyến cáo người dân ngưng sử dụng nước sông để ăn 10 ngày. Sau đó mới được dùng lại bình thường”. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế, sông Cái Lớn, sông Cái Chầu, hay tuyến Kinh Cùng cặp quốc lộ 61… đều chảy qua các vùng nông thôn, nước sạch không có, rất nhiều hộ dân vẫn phải sử dụng nước sông làm nước sinh hoạt hàng ngày.

 

Chị Đặng Thị Bích Thủy, ở xã Long Trị A, huyện Long Mỹ, cho biết: “Nhà tôi không có nước cây, cũng chưa có nước máy nên vẫn phải lấy nước dưới sông lên lóng phèn ăn uống. Hôm nào mới xịt thuốc, nước đen quá mới chạy đi xin nước cây. Chưa thấy ảnh hưởng sức khỏe còn về lâu dài thì chưa rõ”.

 

PGS-TS Nguyễn Hữu Chiếm, Phó Trưởng khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ), lo ngại: “Thuốc trừ cỏ 2,4D được nông dân ĐBSCL dùng để trừ cỏ lúa. Tuy nhiên, đây là loại thuốc rất độc hại đối với sức khỏe con người. 2,4D có cấu tạo phân tử mạch vòng gần giống với chất độc da cam. Đáng lo ngại hơn, hiện nay các loại thuốc 2,4D có nguồn gốc không rõ ràng được bán rất nhiều, giá rẻ. Việc phun xịt loại thuốc này xuống sông để diệt lục bình là phản khoa học, có thể không gây tác hại tức thì nhưng về lâu dài thì rất khó lường”.

(Nguồn: SGGP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phun thuốc trừ cỏ diệt lục bình: Hậu quả khó lường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI