»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:03:01 AM (GMT+7)

Ô nhiễm khí thải từ tàu biển và giải pháp giảm thiểu

(14:44:58 PM 19/01/2015)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay các nguồn gây ô nhiễm biển trong hoạt động hàng hải, thủy sản, du lịch, dầu khí... liên quan đến việc sử dụng tài nguyên biển rất đa dạng và phức tạp. Đó là các nguồn ô nhiễm do dầu được sử dụng làm nhiên liệu, bôi tr ơn, thủy lực cho tàu, cho đến dầu hàng do tàu vận chuyển; hóa chất lỏng trên tàu. Các loại hàng nguy hiểm như chất nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc… vận chuyển bằng tàu; rác thải; nước thải; sơn chống hà sử dụng cho thân tàu. Các vật liệu độc hại dùng để đóng tàu là amiăng, kim loại nặng, hóa chất. Ô nhiễm do sự di chuyển của các loài thủy sinh vật thông qua nước dằn tàu; các bệnh truyền nhiễm lan truyền qua con đường hàng hải; hoạt động phá dỡ tàu cũ, thăm d ò và khai thác dầu khí trên biển.

 Ô[-]nhiễm[-]khí[-]thải[-]từ[-]tàu[-]biển[-]và[-]giải[-]pháp[-]giảm[-]thiểu[-]

Ảnh minh hoạ


Hoạt động của tàu biển (bao gồm cả tàu cá và tàu hàng) là một trong những nguồn nhân tạo đóng góp đáng kể vào sự ô nhiễm không khí. Chất l ượng của tàu biển Việt Nam thường không cao, nhiều phương tiện đ ã quá cũ, lạc hậu, hiệu suất đốt cháy nhiên liệu thấp và ch ưa có hệ thống xử l ý khí thải... nên đã phát thải nhiều khí độc như SO 2 , CO 2 , CO, NO 2 , C x H y ... 


Hiện Việt Nam có trên 1.700 tàu vận tải, cùng với số l ượng t àu cá khoảng 130 .000 tàu, t ương ứng với lượng nhiên liệu xăng dầu tiêu thụ khoảng gần 4 triệu tấn/năm. Có thể nói, đây chính là nguồn gây ra ô nhiễm cho vùng biển, ven biển và nhiều nơi, tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, hủy hoại các nguồn tài nguyên biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. 


Các chuyên gia về môi tr ường cho rằng, các phương tiện tàu biển là nguồn gây ô nhiễm rất lớn đối với môi trường . Đ ặc biệt tại các thành phố cảng và ven biển do chúng sử dụng nhiên liệu nhựa đường kém chất lượng, có lượng khí thải như nitơ oxit (NO), dioxit lưu huỳnh (SO 2 ) rất cao. Bên cạnh đó, những chất thải này cũng đ ã tạo ra những c ơn mưa axit và những hạt bồ hóng nhỏ li ti trong không khí. 


Theo số liệu thống kê của Chính phủ Mỹ, các tàu biển là thủ phạm gây ra 2/3 l ượng khí thải SO 2 trong ngành giao thông vận tải năm 2002 , việc thiếu các biện pháp kiểm soát sẽ khiến tỷ lệ này có thể lên tới 98% vào năm 2020. Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ và Canada cũng đặt ra những tiêu chuẩn mới về khí thải đối với các tàu biển cỡ lớn . T heo đó từ năm 2015, các tàu biển mới sẽ phải giảm 96% lượng SO 2 so với hiện nay. Tương tự, các tàu biển được đóng sau năm 2016 sẽ phải cắt giảm 80% lượng khí thải NO. 


Báo cáo đánh giá tác động của khí thải tàu biển đối với sức khỏe của Liên minh châu Âu (EU) cho thấy, l ượng khói thải độc hại từ các loại tàu biển đang giết chết khoảng 39.000 người mỗi năm ở châu Âu, trong đó Anh chịu thiệt hại nặng nề nhất. 


Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Janusz Cofala thuộc Viện Phân tích các hệ thống ứng dụng ở Áo cho biết : S ự tăng tốc của thương mại quốc tế và số lượng các tàu biển gia tăng ngày càng làm môi trường ô nhiễm hơn. Nước Anh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất v ì có đường biển dài và cũng là n ơi giao thương tấp nập, tàu bè qua lại nhộn nhịp. Nghiên cứu cũng cho thấy, tuổi thọ trung b ình của c ư dân vùng biển phía Tây của Anh sẽ bị giảm đi từ 20-30 tháng tính từ năm 2020. 


Hiện nay, EU đang dự định thành lập các vùng biển có l ượng khí thải thấp đầu tiên, giảm thiểu mức độ ô nhiễm từ hàng ngh ìn chiếc tàu chở hàng l ưu chuyển qua các vùng biển mỗi năm. EU sẽ chấp nhận Chính phủ các nước hỗ trợ các công ty hàng hải nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn SO 2 một cách chặt chẽ. Ủng hộ các giải pháp của EU, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) nhất trí sẽ hạn chế hàm lượng SO 2 trong nguồn nhiên liệu cho tàu biển, đối với các tàu thuyền đi qua khu vực có kiểm soát khí thải có hiệu lực vào năm 2015 . 


Trong khi đó, các công ty vận tải biển sẽ phải đối mặt với khả năng đáp ứng phát thải hàm lượng SO 2 thấp và chi phí nhiên liệu sạch hơn, khiến cước vận tải hàng hóa đường biển tăng cao. EU đ ã chấp nhận đề nghị của IMO về giảm hàm l ượng lưu huỳnh trong các nhiên liệu biển, với mức giới hạn lưu huỳnh cho tất cả các tàu thuyền sẽ cắt giảm xuống mức 0,5% trong năm 2020 (hiện tại đang là 3,5%) . C ác giới hạn cho tất cả các tàu ở vùng biển Baltic và Biển Bắc (được gọi là "khí thải khu vực kiểm soát”), sẽ cắt giảm xuống 0,1% từ 0,5% vào năm 2015. Thay v ì sử dụng nhiên liệu chứa l ưu huỳnh thấp, các nhà khai thác tàu biển cũng có thể sử dụng công nghệ xử l ý thay thế làm sạch khí thải của tàu thuyền để giảm thiểu ô nhiễm. 


Nhằm kiểm soát tốt khí thải từ tàu trong hoạt động hàng hải ở mức độ cho phép, Việt Nam c ần có các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy chuẩn nhà n ước cho các tàu cá và tàu vận tải về giảm thiểu phát thải khí thải, đặc biệt khí thải nhà kính, về khoa học công nghệ tàu biển, máy tàu, l ò thu gom khí thải. Đối với tàu vận tải, Việt Nam cần sớm xem xét tham gia đầy đủ phụ lục VI -“ Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí do tàu gây ra” của C ông ước quốc tế MARPOL 73/78 IMO. 


Đồng thời xây dựng các bộ chỉ số theo chuẩn mực IMO về thiết kế hiệu quả năng lượng (EEDI), là một chỉ số có thể thẩm định nhờ tính toán các thông số thiết kế tàu. Chỉ số này là một ph ương tiện giúp các chủ tàu so sánh hiệu quả các bản thiết kế cùng một loại tàu có kích cỡ như nhau, của nhiều xưởng đóng tàu khác nhau. 


Ngoài ra Việt Nam cần tổ chức đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức về giảm thiểu khí thải từ tàu biển và biến đổi khí hậu cho các đối tượng liên quan đến hàng hải, thủy sản và kinh tế biển. Đổi mới công nghệ đóng tàu biển theo tiêu chuẩn hàng hải xanh mới, giảm phát thải động cơ - máy tàu, lò đốt rác. Ban hành chính sách đánh thuế, thu phí khí thải tàu biển; hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức môi trường - hàng hải quốc tế trong lĩnh vực khí thải biển. 


Nghiên cứu, xây dựng, thiết lập một số vùng “kiểm soát khí thải” hay “đặc biệt” tàu biển tại các khu vực hải cảng gần khu biển, có giá trị đặc biệt về môi trường sinh thái trên vùng biển Việt Nam. Theo đó, tất cả những tàu biển cỡ lớn có l ượng khí thải ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ hạn chế không được cập cảng, hoặc theo chế độ hoa tiêu đặc biệt. "Vùng kiểm soát khí thải" này có thể thiết lập tại 2 khu vực ven biển Quảng Ninh - Hải Ph òng và Vũng Tàu-Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn Toán
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ô nhiễm khí thải từ tàu biển và giải pháp giảm thiểu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI