(Tin Môi Trường) - Dịch vụ hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực bảo tồn đa dạng sinh học, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng, dân cư tham gia bảo tồn hệ sinh thái, môi trường tự nhiên.
Ảnh minh họa: IE
* Góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, dịch vụ
hệ sinh thái đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Mỗi ngành kinh tế sử dụng một nhóm loại hình dịch vụ sinh thái khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu yếu tố đầu vào của ngành đó. Bốn nhóm dịch vụ chính gồm: dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết, dịch vụ văn hóa và dịch vụ hỗ trợ. Các loại hình dịch vụ này sẽ có xu hướng giảm dần nếu không có những biện pháp khai thác, sử dụng hiệu quả giữa
bảo tồn và phát triển. Do vậy, cần có những giải pháp phù hợp, trong đó quan trọng nhất vẫn là
hệ thống chính sách và pháp luật phù hợp để giải quyết mối quan
hệ giữa dịch vụ
hệ sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội. Cần đánh giá được các dịch vụ của
hệ sinh thái đối với phát triển kinh tế - xã hội, lượng hóa được giá trị của các loại hình dịch vụ
hệ sinh thái để làm căn cứ cho đưa ra những chính sách phù hợp, nhất là những chính sách kinh tế đối với bảo tồn, khai thác và sử dụng các dịch vụ
hệ sinh thái.
Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng
sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết,
đa dạng sinh học và các dịch vụ
hệ sinh thái đóng một vai trò rất cơ bản trong sự phát triển của quốc gia. Việt Nam luôn thể hiện trách nhiệm và tích cực tham gia nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm hiện thực hóa mục tiêu toàn cầu về
bảo tồn đa dạng sinh học. Chiến lược Quốc gia về
đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt ra các mục tiêu bao gồm mở rộng
hệ thống khu
bảo tồn thiên nhiên và phục hồi các
hệ sinh thái; phát huy giá trị của dịch vụ
hệ sinh thái và
đa dạng sinh học.
Theo khoản 1 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chi trả dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên là việc tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng giá trị môi trường, cảnh quan do
hệ sinh thái tự nhiên tạo ra để bảo vệ, duy trì và phát triển
hệ sinh thái tự nhiên.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định rõ hình thức chi trả dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên. Theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên trả tiền trực tiếp cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên thông qua hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Trường hợp không thực hiện theo hình thức trả tiền trực tiếp, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác qua quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong trường hợp địa phương chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
* Gia tăng giá trị bảo tồn
Tiến sỹ Lại Văn Mạnh, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết, nghiên cứu "Lượng giá dịch vụ
hệ sinh thái của rừng ngập mặn Cà Mau và Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An" do các cán bộ của Viện thực hiện mới đây đã cho thấy vai trò quan trọng của
hệ sinh thái đối với phúc lợi của con người thông qua việc đóng góp các giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị bảo tồn. Tại Cà Mau, nghiên cứu tập trung vào lượng giá giá trị của rừng ngập mặn ven biển. Tại Nghệ An, nghiên cứu tập trung vào lượng giá giá trị
đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của Vườn Quốc gia Pù Mát, làm cơ sở cho việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Theo đó, tổng giá trị kinh tế mang lại từ rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau là 1.743,7 tỷ đồng/năm và tại Vườn Quốc gia Pù Mát là 12.813,36 tỷ đồng/năm (chưa bao gồm giá trị bảo tồn).
Do đó, việc có cơ chế, chính sách tài chính giúp thu hút được các nguồn lực cho
bảo tồn đa dạng
sinh học thông qua hình thức chi trả dịch vụ
hệ sinh thái là rất cần thiết. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã xây dựng đề án chi trả dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh và cấp cơ sở; chuẩn bị đề án thí điểm cơ chế chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu trữ carbon đối với
hệ sinh thái biển và
hệ sinh thái đất ngập nước.
Để quản lý chủ động
hệ sinh thái và sử dụng bền vững các dịch vụ của chúng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thế Chinh đề xuất các giải pháp: hoàn thiện
hệ thống chính sách pháp luật; cải tiến các quy trình ra quyết định hiệu quả, các công cụ lập kế hoạch; thay đổi về thể chế và quản trị; tích hợp, lồng ghép
bảo tồn và sử dụng bền vững
đa dạng sinh học và các đóng góp của thiên nhiên cho con người vào các chính sách, kế hoạch, chương trình, chiến lược của các ngành; điều chỉnh việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ
hệ sinh thái. Xây dựng và áp dụng các mô hình sinh kế bền vững cho cộng đồng ở các vùng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, đặc biệt các vùng đệm của các khu
bảo tồn thiên nhiên.
Nhằm hiện thực các giải pháp
bảo tồn đa dạng sinh học, Mạng lưới Đa dạng
sinh học và
Dịch vụ hệ sinh thái (BES-Net) được thành lập bởi UNDP, Trung tâm Giám sát Bảo tồn thế giới trực thuộc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP - WCMC) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thực hiện tại 18 quốc gia từ năm 2021 đến năm 2028, với mục tiêu hỗ trợ các chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về
đa dạng sinh học.
Từ 2017 đến 2022, với sự hỗ trợ của BES-Net, Việt Nam đã thực hiện việc xây dựng Báo cáo đánh giá
hệ sinh thái quốc gia (NEA) với sự dẫn dắt của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, trong đó có việc tổ chức một loạt các hội thảo tham vấn thu hút nhiều nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học và các bên thực hành trong nước và quốc tế. Với mục tiêu hỗ trợ đối thoại và hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và các bên thực hành trong lĩnh vực
bảo tồn thiên nhiên, Mạng lưới Đa dạng
sinh học và
Dịch vụ hệ sinh thái thúc đẩy các giải pháp cụ thể để
bảo tồn đa dạng
sinh học và
hệ sinh thái trên toàn thế giới, bao gồm Việt Nam.