»

Thứ tư, 30/10/2024, 18:29:03 PM (GMT+7)

Trung Quốc sẽ dời đô khỏi Bắc Kinh do ô nhiễm?

(15:41:43 PM 25/02/2013)
(Tin Môi Trường) - Dư luận Trung Quốc xôn xao thông tin chính quyền có thể chuyển Thủ đô ra khỏi Bắc Kinh, nơi hứng chịu tình trạng thiếu nước, chất lượng không khí tồi tệ, hiện tượng sa mạc hóa, tắc đường và mật độ dân số cao.

 

Tình trạng ô nhiễm môi trường nặng là một trong những lý do khiến nhiều người hô hào Trung Quốc dời đô.

 

Chuyện dời đô trên thực tế không phải quá mới ở Trung Quốc. Những người ủng hộ cho sự thay đổi đó luôn có những lý do khá thuyết phục cho vấn đề này.

 

Xét trên phương diện lịch sử, nhiều hoàng đế của nước này từng dời đô với nhiều lý do khác nhau nhằm tận dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phòng thủ tối ưu hơn hoặc có các yếu tố phong thủy tốt hơn.

 

Trong khi đó, trong kỷ nguyên hiện đại, nhiều quốc gia cũng dời đô. Chẳng hạn, trong thập niên 1960, Brazil dời đô từ Rio de Janeiro tới vùng nội địa Brasilia nhằm đẩy mạnh sự phát triển của vùng nội địa phía tây. Nigeria dời đô từ Lagos đến Abuja với các lý do liên quan đến ô nhiễm môi trường, giao thông...

 

Ngoài ra, Pakistan, Myanmar và Kazakhstan cũng chọn thủ đô khác và được nhiều nhà quan sát bình luận là một chiến lược thành công.

 

Trung Quốc trong kỷ nguyên hiện đại đã lấy Bắc Kinh làm Thủ đô kể từ năm 1949 và hiện nay có nhiều lý do để xem xét chuyện dời đô. Hơn 20 triệu người Bắc Kinh đang phải hít thở không khí độc hại chết người, một phần do chất thải từ 5 triệu xe hơi khiến các con đường giao thông tắc nghẽn. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng được ví như một ma cà rồng hút máu từ các thành phố lân cận, trong đó bao gồm nguồn nước, điện và lương thực, thực phẩm.

 

Mọi người đều đồng ý rằng, Bắc Kinh không phải là một thành phố đảm bảo các điều kiện sống tốt nhưng hàng triệu dân nhập cư lại xem đây là miền đất hứa và di cư ồ ạt tới Thủ đô để tìm kiếm giấc mộng đổi đời. Thực trạng đó khiến thành phố bị quá tải, đất chật người đông, không gian sống ít ỏi, chật chội. Các nguồn lực như giáo dục và chăm sóc sức khỏe không thể đáp ứng nổi nhu cầu của người dân, dẫn đến nhiều bức xúc, chỉ trích.

 

Do đó, có không ít người Trung Quốc ủng hộ chuyện dời đô. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là, thành phố nào sẽ được chọn để trở thành Thủ đô mới. Theo những lời đồn đại sôi nổi trên trang mạng Sina Weibo, Xinyang, một thành phố thuộc tỉnh Hà Nam được xem là một ứng cử viên để trở thành Thủ đô mới của Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, cũng không ít người tuyên bố, ý tưởng dời đô là chuyện xa vời, không thực tế. Họ nhấn mạnh, giống như nhiều thành phố của Trung Quốc,  Xinyang không phải là không gặp các vấn đề ô nhiễm và đương nhiên cũng chỉ sở hữu các nguồn lực tự nhiên hạn chế.

 

Hơn nữa, nếu một thành phố được xem là phù hợp để trở thành Thủ đô, liệu nó có đảm bảo khả năng không bị hủy hoại sau khi trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước. Liệu ai có thể đảm bảo rồi Thủ đô mới sẽ không trở thành một Bắc Kinh phiên bản 2. Đó là chưa kể, nhiều nhóm lợi ích chắc chắn sẽ chống đối mạnh mẽ ý tưởng dời đô ngay khi nó bắt đầu manh nha nhằm bảo vệ quyền lực và tài sản của mình.

 

Trong khi vẫn chưa có bất cứ thông tin chính thức nào về chuyện dời đô, các cuộc tranh luận nóng vẫn thu hút công đồng mạng Trung Quốc.

Theo Infonet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trung Quốc sẽ dời đô khỏi Bắc Kinh do ô nhiễm?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI