Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ bảy, 18/01/2025, 06:42:04 AM (GMT+7)
Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
(05:22:43 AM 06/12/2023)(Tin Môi Trường) - Nhiều hộ dân ở ấp Trường Ân, xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh bức xúc phản ánh tình trạng một số doanh nghiệp trên địa bàn xã Trường Đông thường xuyên xả nước thải có mùi hôi khó chịu ra con rạch Rễ Dưới, đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
>> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững >> Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
Ảnh: TTXVN
Ông Nguyễn Chí Hiếu (40 tuổi, ngụ ấp Trường Ân, Xã Trường Đông) chia sẻ, khi các doanh nghiệp trên địa bàn xã Trường Đông xả nước thải, dòng nước tại rạch Rễ Dưới dẫn ra sông Vàm Cỏ Đông thường xuyên chuyển sang màu đen, đục, trên mặt nước xuất hiện nhiều bọt khí và lớp màng màu trắng, bốc mùi hôi thối. Nguồn nước ô nhiễm tràn vào đất canh tác của người dân khiến cho cây lúa, hoa màu thường xuyên bị thiệt hại nặng.
Bà Trần Thị Nhịn (61 tuổi, ngụ ấp Trường Ân, xã Trường Đông) cho biết, nhiều năm nay tình trạng ô nhiễm tại các tuyến rạch trên địa bàn ấp Trường Ân diễn ra thường xuyên, bị ô nhiễm nặng nề nhất là rạch Rễ Dưới. Tuyến rạch này thường bốc mùi hôi thối, khiến cho cuộc sống của gia đình và người dân sinh sống gần rạch bị đảo lộn. Thời gian gần đây, nguồn nước từ rạch Rễ Dưới bốc mùi nặng hơn, nhất là lúc nửa đêm đến gần sáng. Bà Trần Thị Nhịn cũng cho biết, mùi hôi khiến cho nhiều người bị chóng mặt, buồn nôn, khi ăn cơm phải đóng cửa để hạn chế mùi hôi.
Ông Võ Hòa Hiệp (43 tuổi, ngụ ấp Trường Huệ, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành) có đất canh tác lúa liền kề với rạch Rễ Dưới cho biết, trên 10 năm nay, nguồn nước tại rạch bị ô nhiễm nặng, khiến cho cây lúa và hoa màu bị thối rễ, úng phần thân và chết dần, người dân nhiều lần phun thuốc bảo vệ thực vật nhưng không thể cứu chữa. Muốn trồng trọt canh tác, người dân phải đắp đập, ngăn không cho nước tràn vào đất, đồng thời phải bơm nước giếng khoan lên ruộng để tưới. Do đó, nhiều người phải bỏ hoang đất ruộng do canh tác không hiệu quả hoặc không còn vốn để đầu tư. Mỗi khi các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn xã Trường Đông xả thải thì tôm, cá đều chết nổi lên trên các tuyến kênh, rạch.
Cũng theo ông Võ Hòa Hiệp, khi người dân tiếp xúc với nguồn nước tại rạch Rễ Dưới thì thường xuyên xảy ra hiện tượng ngứa, nổi mẩn đỏ dưới da và bị nhiễm trùng nếu da bị trầy xước. Bản thân ông khi có vết thương ngoài da thì không dám tiếp xúc với nguồn nước; còn khi có việc phải tiếp xúc với nguồn nước thì phải dùng xăng để rửa tay, chân. Nếu tắm, gội bằng xà phòng thông thường thì không thể sạch chất nhờn bám vào da và không khử hết được mùi hôi thối. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa có biện pháp khắc phục triệt để. Hơn 10 năm nay, tình trạng ô nhiễm vẫn cứ tiếp diễn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe, đất canh tác của người dân.
Ông Võ Hòa Hiệp kiến nghị các cấp chính quyền địa phương, ban ngành liên quan sớm vào cuộc giải quyết tình trạng này, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn, xử lý nước thải theo đúng quy định trước khi thải ra môi trường, không gây ô nhiễm để tránh thiệt hại và đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Ông Ngô Tùng Minh, Trưởng ấp Trường Ân, xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành cho biết, nhiều năm nay người dân sinh sống gần tuyến rạch Rễ Giữa và rạch Rễ Dưới, thuộc địa bàn ấp Trường Ân thường xuyên phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường, có nhiều lúc nguồn nước chuyển sang màu đen, đục, mặt nước xuất hiện nhiều bọt khí màu trắng, bốc mùi hôi thối; có thời điểm các loại thủy sản như tôm, cá, ốc… bị chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm nặng, nguồn nước còn làm cho nhiều diện tích canh tác lúa và hoa màu của người dân bị hư hại.
Cũng theo ông Ngô Tùng Minh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm là do các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn xã Trường Đông xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường và thường xả nước thải vào đêm khuya nên rất khó phát hiện. Khi nhận được phản ánh của người dân, ông đều kiểm tra thực tế, sau đó báo cáo lên Ủy ban nhân dân xã Trường Đông nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được khắc phục.
Ông Lâm Thanh Bình, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh cho biết, nhận được phản ánh của người dân về tình trạng các cơ sở xả thải gây ô nhiễm môi trường tại rạch Rễ Dưới, Phòng đã tiến hành kiểm tra. Qua đánh giá trực quan, nguồn nước tại rạch Rễ Dưới hiện tại chưa đảm bảo về các yếu tố về môi trường, có mùi hôi, tích tụ cặn thải từ các nguồn xả trên địa bàn, trong đó có các nguồn thải từ các hộ dân, nước thải từ các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất tinh bột sắn… lén xả ra môi trường vào đêm khuya. Thời gian qua, cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức kiểm tra nhưng chưa phát hiện cơ sở vi phạm. Theo ghi nhận, hiện tượng sủi bọt trắng tại rạch Rễ Dưới có thể là do hiện tượng bùn đất tích tụ lâu ngày, dẫn đến hiện tượng kỵ khí.
Theo ghi nhận thực tế của phóng viên trong ngày 4 và 5/12, đoạn rạch khoảng 500m, tại khu vực cầu Rạch Rễ Dưới, ngang Quốc lộ 22B chảy ra sông Vàm Cỏ Đông, thuộc địa bàn ấp Trường Ân, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, dòng nước trên tuyến rạch có màu đen, đục, xuất hiện nhiều bọt khí màu trắng, bốc mùi hôi thối, trên bề mặt ruộng canh tác của người dân xuất hiện lớp màng đục màu xanh xám (khoảng 500m2), có mùi hôi thối.
Trao đổi với phóng viên, ông Lâm Thanh Bình, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hòa Thành cho biết, hiện nay chất lượng nước sông trên địa bàn vẫn chưa đảm bảo, đặc biệt là vào mùa khô, trên các tuyến kênh rạch thường có hiện tượng nguồn nước chuyển sang màu đen, bốc mùi hôi thối… ảnh hưởng đến môi trường. Để kiểm soát được công tác xử lý, xả nước thải của các cơ sở sản xuất, cần có quy định về trang bị thiết bị quan trắc tự động tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải, để giám sát việc xả thải; từ đó, giúp ngành chức năng quản lý chặt chẽ việc chấp hành các quy định về môi trường của doanh nghiệp, tránh tình trạng một số doanh nghiệp sản xuất lén xả nước chưa qua xử lý ra môi trường vào bao đêm.
Thời gian tới, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hòa Thành sẽ chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Trường Đông thường xuyên kiểm tra tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất, chế biến tinh bột sắn, nếu phát hiện có sai phạm sẽ báo cáo các cơ quan chuyên môn xử lý theo quy định.
Minh Phú
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.