Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:28:02 AM (GMT+7)
  •  Tê tê qua Cầu Treo
    (17:37:27 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Rừng núi Việt Nam hầu như không còn tê tê nữa nhưng do lợi nhuận cực kỳ cao nên các “trùm” buôn lậu phải sang Lào để tìm kiếm “nguồn hàng” và tìm mọi cách đưa loài động vật quý hiếm này vượt qua cửa khẩu Cầu Treo vào phục vụ các bàn nhậu ở Việt Nam.

  •  Rầy phá hoại lúa mùa ở Phú Thọ
    (17:37:24 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - -Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ cho biết hiện rầy nâu và rầy lưng trắng đang nở rộ trên các trà lúa mùa sớm tại các huyện Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh, Yên Lập, thị xã Phú Thọ. Mật độ rầy trung bình từ 700 đến 1.000 con/m2, có nơi tới 2.000 đến 3.000 con/m2, thậm chí là 5.000con/m2, có khả năng gây cháy chòm, cháy ổ rất cao, nếu không phòng trừ kịp thời.

  •  Một chú voi sơ sinh bị chết
    (17:37:22 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp chiều ngày 4/9 cho biết, trong lúc đàn voi rừng của Đắc Lắc đang suy giảm nhanh thì ngày 3/9, những người đi làm rẫy đã phát hiện một chú voi con bị chết ở tiểu khu 259, thuộc địa bàn xã Ea Bung.

  •  Cụ rùa Hồ Gươm dính lưỡi câu chùm
    (17:37:20 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Trong khi cả nước đang tưng bừng các hoạt động chào đón 1.000 năm Thăng Long thì cụ Rùa Hồ Gươm đang phải sống qua ngày với một lưỡi câu chùm mắc ở lưng cùng nhiều vết thương khác. Biểu tượng tâm linh của cả nước đang đối mặt nguy cơ bị tấn công hằng ngày từ phía những kẻ câu trộm cá.

  •  Ai bảo vệ cụ Rùa?
    (17:37:18 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Theo nguồn tin từ độc giả TP, việc câu cá ở Hồ Gươm từ lâu đã diễn ra công khai và không ít lần cụ Rùa đã dính lưỡi câu chùm. Vậy cụ Rùa có thực sự được bảo vệ không và ai là người chịu trách nhiệm này?

  •  Bảo vệ cụ Rùa, những mắc mớ
    (17:37:15 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Theo một số chuyên gia về bảo vệ động vật, những mắc mớ trong các quy định liên quan bảo vệ Rùa Hồ Gươm còn xuất phát từ một nguyên nhân là đến nay, thực sự cụ Rùa thuộc loài nào, vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Trong khi đó, việc tiếp cận cụ bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật gần như là không thể.

  •  Những bông hoa biết bay
    (17:37:13 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - -Côn trùng được ví như những “bông hoa biết bay” vì chúng thường có đôi cánh và cơ thể với nhiều màu sắc sặc sỡ. Trong tự nhiên đây là nhóm động vật có số lượng loài nhiều nhất trên trái đất. Rất nhiều loài côn trùng đã được định danh và cũng còn quá nhiều loài còn chưa được khám phá, công bố, đặt tên. VFEJ xin giới thiệu một số loài côn trùng đẹp ở Việt Nam.

  •  Rùa tai đỏ bán vô tư ở Nam Định
    (17:37:10 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - -Mặc dù đã có cảnh báo về tính nguy hiểm của loài rùa tai đỏ nhưng tại Nam Định loài sinh vật này vẫn được bày bán tràn lan trên thị trường. Trên đường Nguyễn Du, Hàn Thuyên, Hà Huy tập (thành phố Nam Định) hiện có nhiều cửa hàng bán rùa tai đỏ với giá chỉ 30.000 - 40.000 đồng một con trọng lượng dưới 200 g, có con rùa nặng tới 1,5 kg cũng chỉ bán với giá 220.000 đồng.

  •  Nghé 8 chân
    (17:37:08 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Hàng trăm người dân hiếu kỳ đã đổ xô đến nhà bà Đinh Thị Trúc ở xóm Nước Liếc, thôn Mai Lãnh Hạ, xã Long Mai, H.Minh Long (Quảng Ngãi) để xem một con nghé có hình thù rất kỳ lạ, dù nó đã chết. Con nghé này có tổng cộng đến 8 chân, trong đó có tới 6 chân sau, 2 chân trước và 4 tai, 2 đuôi nhưng chỉ có 1 đầu.

  •  Gần 1.000 cây nghiến bị chặt trộm
    (17:37:06 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc lâm tặc tàn phá rừng nghiến tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức truy quét với nhiều tổ chốt chặn, kiểm soát cả trong và ngoài khu khu bảo tồn này.

  •  Buồng chuối dài 2,1 m
    (17:37:03 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Cây chuối cao chưa tới 2,5 mét trong vườn nhà ông Nguyễn Tấn tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên) trổ buồng từ đầu tháng 2, và từ đó đến nay liên tục ra quả mới, khiến buồng đã dài đến 2,1 mét với 120 nải.

  •  Cá voi chết trôi xác vào biển Quy Nhơn
    (17:37:01 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Sáng 13-9, tại biển Quy Nhơn đoạn gần cảng Hải quân, thuộc khu vực 8, phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định), một số công nhân đang làm việc tại cảng Hải quân đã phát hiện một con cá voi nặng khoảng 30kg, dài 1,4m đã chết trôi dạt vào đây. Trên mình cá voi có một số vết trầy xước.

  •  Nhập lậu gần 900 tôm hùm đỏ hung dữ
    (17:36:58 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Gần 900 con tôm hùm đỏ của châu Mỹ bị phát hiện nuôi lậu tại nhà ông Mến (Hậu Giang), một số thoát ra ngoài môi trường, ăn sạch hoa màu. Bầy tôm do một trưởng phòng công ty thủy sản "xách tay' từ Mỹ về.

  •  Xuất hiện rùa tai đỏ ở Hậu Giang
    (17:36:56 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - -Mặc dù trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chưa có tổ chức, cá nhân nào nhập rùa tai đỏ về nuôi nhưng một số người dân ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp đã phát hiện có nhiều rùa tai đỏ sống trên sông nhờ đặt dớn bắt được.

  •  Bắt được hải cẩu trên phá Tam Giang
    (17:36:54 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Khi đang đánh cá trên phá Tam Giang, đoạn gần cửa biển Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, vợ chồng anh Hoàng Lưỡng ở thông xóm Cồn Đâu, thôn Dương Hạ Nam, xã Hải Dương đã bắt được con hải cẩu nặng khoảng 30 kg. Đây là lần đầu tiên hải cẩu xuất hiện ở vùng nước lợ này.

  •  Rùa Hoàn Kiếm dẫn đầu nguy cơ tuyệt chủng
    (17:36:52 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Danh sách 10 loài rùa nguy cấp nhất thế giới vừa được tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) công bố, trong đó loài rùa ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, ở mức báo động cấp cao nhất.

  •  Ổ xương động vật quý hiếm lớn nhất thủ đô bị phát hiện
    (17:36:49 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Đêm 15/9, hàng chục cảnh sát ập vào 2 ngôi nhà ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) phát hiện "kho" sừng, xương báo, sơn dương... Mất nhiều chuyến ôtô, công an mới chuyển hết số hàng này về trụ sở.

  •  Tu hú- Loài chim bất lương
    (17:36:47 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - -“Khi con tu hú gọi bầy. Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần”... - câu thơ khiến người đọc liên tưởng tới một loài chim hiền lành và xinh xắn như bất kỳ loài chim ăn trái nào đó. Thật khó tin nổi, tu hú lại là điển hình của một loài chim vô trách nhiệm và lưu manh bậc nhất.

  •  Phát hiện năm cá thể rùa bốn mắt
    (17:36:45 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Ngày 10/9, Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Hà Giang tiến hành kiểm tra, xử lý việc nuôi rùa tai đỏ tên địa bàn huyện Quang Bình và phát hiện năm cá thể rùa bốn mắt (Sacalia quadriocellata) đang được nuôi tại trang trại của một người dân địa phương.

  •  Không nên bắt cụ Rùa để gỡ lưỡi câu
    (17:36:42 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Trước tình trạng cụ Rùa bị thương do lưỡi câu chùm, PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng, lưỡi câu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng cụ.

  •  Hơn 500 tỷ đồng phát triển 3 khu bảo tồn thiên nhiên ở Thanh Hóa
    (17:36:40 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - -UBND tỉnh Thanh Hoá vừa quyết định đầu tư trên 525 tỷ đồng để phát triển 3 khu bảo tồn thiên nhiên là Pù Hu, Pù Luông và Xuân Liên.

  •  Phát hiện loài vượn hiếm ở Đông Dương
    (17:36:38 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học Đức hôm qua tuyên bố họ phát hiện một loài vượn quý hiếm trong những khu rừng nhiệt đới giữa Việt Nam, Lào và Campuchia.

  •  Voi dữ xuất hiện quật gãy cột điện ở Hà Tĩnh
    (17:36:35 PM 18/06/2011)

    (Tin Môi Trường) - Đàn voi ở Vườn quốc gia Vũ Quang đã quật gãy gần 100 cột điện thoại bằng bê tông, hàng trăm mét dây điện bị đứt và đã có người bị thương phải nhập viện do voi quật.

 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI