»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:01:00 AM (GMT+7)

Rùa Hoàn Kiếm dẫn đầu nguy cơ tuyệt chủng

(17:36:52 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Danh sách 10 loài rùa nguy cấp nhất thế giới vừa được tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) công bố, trong đó loài rùa ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, ở mức báo động cấp cao nhất.

Thông tin này được chuyên gia bảo tồn rùa Peter Paul Van Dijk, giám đốc tổ chức Bảo tồn Quốc tế tiến hành nghiên cứu và đưa ra hôm 10/9.


Một cá thể rùa giống loại ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Discovery.


Trong danh sách 10 loài rùa cạn và nước ngọt đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, có hai loài rùa của Việt Nam: rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) đứng ở vị trí số 1; và rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis), là loài đặc hữu ở Việt Nam, xếp thứ 9.

 

Trên thế giới chỉ còn có 4 cá thể rùa giống như rùa hồ Hoàn Kiếm, trong đó có một con sống ở hồ này và một con sống tại hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Hai con còn lại được nuôi nhốt tại Trung Quốc.

 

Rùa Hoàn Kiếm và rùa Trung Bộ đều thuộc Chương trình nghiên cứu và bảo vệ của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP). ATP đã và đang tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhằm tìm kiếm các cá thể loài còn lại ngoài tự nhiên và môi trường sống phù hợp cho việc bảo tồn chúng; tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và nỗ lực kêu gọi, hợp tác với chính quyền và cơ quan bảo tồn của các địa phương.

 

Chương trình đang tiến hành xác định xem có cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô nữa hay không, nhằm tiến hành ghép đôi sinh sản với hy vọng duy trì nòi giống "cụ rùa."

 

Loại rùa Trung Bộ (Mauremys anammensis) là loài rùa đặc hữu quý hiếm sống tập trung ở những vùng ngập thuộc các tỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, nhưng do phần lớn môi trường sống mất đi hoặc bị chia cắt, tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng sang đất nông nghiệp, phát triển đô thị đã làm cho môi trường sống bị thu hẹp dần.

 

Bên cạnh hai loài rùa trên, một số loài rùa khác của Việt Nam cũng đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, gần như các loài trong danh mục trên là rùa Hộp trán vàng (bao gồm rùa Hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons), rùa Hộp trán vàng miền Trung (Cuora bourreti) và rùa Hộp trán vàng miền Nam (Cuora picturata).

 

Hiện nay nhiều người đang quan tâm và lo ngại cho tính mạng cụ Rùa ở hồ Hoàn Kiếm khi "cụ" đang phải sống với một lưỡi câu chùm mắc ở lưng cùng nhiều vết thương khác. Theo ông Tim McCormack, Giám đốc Chương trình bảo tồn rùa châu Á, nếu để tình trạng Rùa Hồ Gươm với lưỡi câu thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cụ rùa. Tuy nhiên, theo PGS.TS Hà Đình Đức, việc lưỡi câu dính trên mai cụ Rùa không ảnh hưởng đến tính mạng cụ.

 

Tiến sĩ Peter Paul van Dijk, cho hay: “Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ để bảo vệ môi trường sống của rùa và áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc ngăn chặn mua bán rùa làm vật nuôi và thức ăn thì chúng ta sẽ phải đứng trước một viễn cảnh thực thế là không còn nhìn thấy rùa vĩnh viễn”.

Hương Thu/VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rùa Hoàn Kiếm dẫn đầu nguy cơ tuyệt chủng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI