»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:06:40 AM (GMT+7)

Phát hiện năm cá thể rùa bốn mắt

(17:36:45 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/9, Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Hà Giang tiến hành kiểm tra, xử lý việc nuôi rùa tai đỏ tên địa bàn huyện Quang Bình và phát hiện năm cá thể rùa bốn mắt (Sacalia quadriocellata) đang được nuôi tại trang trại của một người dân địa phương.

Số rùa này đã được nuôi tại đây khoảng một năm nay mà không được đăng ký với cơ quan chức năng. Ngày 14/9, năm cá thể rùa bốn mắt này đã được thả về tự nhiên, chủ trang trại bị phạt hành chính 500.000 đồng.

 

Phạt hai đối tượng vận chuyển tê tê lậu

 

Ngày 14/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định xử phạt hai đối tượng (trú tại tỉnh Quang Bình và tỉnh Đắk Lắk) 115 triệu đồng do buôn trái trái phép bảy cá thể tê tê Gia-va (Manis javanica) với tổng trọng lượng 30kg.

 

Toàn bộ số động vật được vận chuyển trái phép trong hai vụ trên đều đã bị tịch thu. Đồng thời, tạm giữ các phương tiện vận chuyển cho đến khi các đối tượng vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt.

 

Bắt giữ vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép

 

Vừa qua, Lực lượng Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện và bắt giữ một vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã (ĐVHD) bao gồm một cá thể trăn, ba cá thể chồn, mười cá thể dúi và bảy kilogram thịt lợn rừng.

 

Đặc biệt trong số đó có hai cá thể rắn hổ mang chúa (Ophiophagus Hannah). Ngày 13/9, toàn bộ số động vật đã được chuyển giao cho Kiểm lâm địa phương xử lý theo thẩm quyền.

 

Buôn bán ĐVHD vùng rừng đệm

 

Trong vai một thầy giáo mới lên nhận công tác, một phóng viên ghé thăm và chứng kiến tình trạng săn bắt, buôn bán ĐVHD trong các quán ven đường thuộc địa phận một xã nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Đây là vùng heo hút nhưng có khá nhiều hàng quán mua bán mặt hàng này.

 

Phóng viên đã chứng kiến rất nhiều loài như khỉ, rùa, trăn, rắn và các sản phẩm từ ĐVHD được mua bán khá công khai. Điều này cùng với việc vận chuyển dễ dàng các sản phẩm ĐVHD ra khỏi địa bàn Vườn quốc gia chứng tỏ vẫn có khe hở trong công tác bảo vệ của cơ quan kiểm lâm.

 

Trả lời phỏng vấn về vấn đề trên, Hạt trưởng hạt kiểm lâm Bố Trạch cho biết, công tác bảo vệ, tuần tra, kiểm soát không chỉ của riêng lực lượng này mà đó là trách nhiệm chung của chính quyền xã, của biên phòng và của mọi người.

 

Chuyển giao khỉ về khu bảo tồn thiên nhiên

 

Ngày 15/9, một cá thể khỉ đã được một người dân Bình Định tự nguyện chuyển giao tới Hạt Kiểm lâm Vân Canh. Trước đó, người dân này đã gọi điện đến đường dây nóng của ENV thông báo về việc đang nuôi nhốt một cá thể khỉ tại nhà riêng và muốn giao nộp cho cơ quan chức năng.

 

ENV đã liên hệ với Khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Định và Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh để điều phối việc chuyển giao.

 

Theo ENV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện năm cá thể rùa bốn mắt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI