»

Thứ hai, 25/11/2024, 02:14:57 AM (GMT+7)

Không nên bắt cụ Rùa để gỡ lưỡi câu

(17:36:42 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trước tình trạng cụ Rùa bị thương do lưỡi câu chùm, PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng, lưỡi câu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng cụ.

Không nên bắt cụ Rùa để gỡ lưỡi câu

 

Theo ông Hà Đình Đức, thực tế đã có lần cụ Rùa bị thương và lưỡi câu tự mất đi. Nếu chịu tác động của con người như dùng thiết bị xuống hồ, hay bắt cụ là điều không nên.



Lưỡi câu chùm thứ 2 vừa phát hiện trên lưng cụ Rùa. (Ảnh DV)


Khi xem kỹ những tấm hình chụp cảnh cụ Rùa ngoi lên mặt nước thời gian gần đây, ông Hà Đình Đức phát hiện ở trên cổ và trên mai của cụ Rùa có tới hai lưỡi câu chùm loại to. Theo ông Đức, đây là lưỡi câu của những kẻ thường câu trộm cá ở Hồ Gươm, cũng không loại trừ việc họ có âm mưu câu trộm rùa để bán hoặc có sở thích phá hoại.


Trong khi đó, việc tháo gỡ lưỡi câu không hề đơn giản, ý tưởng chờ dịp cụ nổi lên để tiếp cận cũng không khả thi. Đầu năm 1992, sáu người đã lặn xuống hồ mà vẫn không thể tìm thấy cụ.


“Vấn đề đe dọa nhiều nhất đến cụ Rùa không chỉ là tình trạng câu cá trộm, những sắt thép ở dưới hồ vớt chưa hết mà còn là rác thải xuống hồ, nhất là túi nilon rất nguy hiểm. Tính mạng cụ Rùa đang bị đe dọa, vấn đề cấp thiết lúc này là Chính phủ phải ra văn bản bảo vệ” - PGS.TS Hà Đình Đức lo lắng.

 

Theo ông Đức, để bảo vệ hiệu quả cụ Rùa, Chính phủ nên có văn bản rõ ràng quy định bảo vệ biểu tượng tâm linh Rùa Hồ Gươm. Cụ thể, cần đưa riêng cụ Rùa vào danh sách động vật cần bảo vệ, và đưa vào trong Nghị định 32 để bảo tồn bằng luật pháp, với hình thức xử phạt nghiêm minh.


Thực tế hiện nay đội bảo vệ xung quanh khu vực Hồ Gươm là để giữ trật tự an ninh, chứ không có nhiệm vụ bảo vệ cụ Rùa.

 

 


PGS.TS Hà Đình Đức.

 

Cụ Rùa từng bị thương vì lưỡi câu chùm năm 1997

 

“Có rất nhiều lần cụ Rùa bị thương tích, nhưng chưa có nhiều bức ảnh hay thống kê nào làm cơ sở chứng minh. Hiện mới chỉ có bức ảnh chụp gần đây phát hiện 2 lưỡi câu chùm và năm 1997 cụ cũng từng bị thương vì lưỡi câu cùng loại”, PGS.TS Hà Đình Đức cho biết thêm.

 

 

Năm 1997, qua bức ảnh của một học trò, PGS.TS Hà Đình Đức phát hiện cụ Rùa bị dính lưỡi câu chùm. Ngày 1/1/1997, ông đã gửi thư lên Thủ tướng Võ Văn Kiệt phản ánh và đề nghị cho kiểm tra. Ngày 17/4/1997, VP Chính phủ có công văn gửi UBND TP Hà Nội, Bộ KHCN, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, ĐH Quốc gia HN và ông Đức, yêu cầu cho ý kiến về vấn đề này trước 25/4/1997.


Ý kiến của các bên đều cho rằng dọn dẹp các vật chướng ngại ở Hồ Gươm là cần thiết, nên đề nghị thu dọn cọc bê tông, cọc tre để đảm bảo điều kiện sinh sống, sinh sản cho rùa ở Hồ Gươm.

 

 

Đến nay, xét về mặt bảo tồn, không hề có tên cụ Rùa Hồ Gươm trong sách đỏ. Qua 3 năm chỉnh sửa các quy định bảo vệ động vật quý hiếm là 1992, 2000 và 2007, vẫn chỉ có tên loài là giải Thượng Hải mà không có tên cụ Rùa Hồ Gươm.


Rùa Hồ Gươm là loài cực kỳ quý hiếm. Hiện trên thế giới chỉ còn có 4 cá thể (1 con hiện ở hồ Đồng Mô, 2 con ở Trung Quốc, và cuối cùng là cụ Rùa Hồ Gươm).

Ý kiến bạn đọc

Theo Phạm Phạm/VTC
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không nên bắt cụ Rùa để gỡ lưỡi câu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI