Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Những bông hoa biết bay
(17:37:13 PM 18/06/2011)
Một loài côn trùng biết bay
Bọ ngựa cánh xanh Creobroter gemmata
Mặt cánh trên của loài bọ ngựa này có màu nâu với hai đốm mắt màu vàng viền đen rất rõ nhưng lớp cánh trong của chúng giống như một tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa mà khó có thể có hoạ sỹ nào tưởng tượng và vẽ ra nổi. Loài này thường sống ở độ cao trên 1000 mét và thường xuất hiện vào cuối mùa mưa hằng năm. Mặc dù là một trong những kiệt tác của tự nhiên nhưng đây cũng là sát thủ số một của các loài côn trùng khác. Bọ ngựa cánh xanh cái có thể ăn thịt ngay cả người tình của mình sau khi mặn nồng thưởng ngoạn bữa tiệc của tình yêu kết thúc.
Ve sầu vòi voi cánh vàng Pyrope candelaria
Chỉ xuất hiện khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi và khi bóng đêm bao trùm khắp các cánh rừng thường xanh. Loài ve sầu vòi voi cánh vàng này có đời sống ấu trùng chủ yếu ở dưới mặt đất và chúng chỉ hoá vũ, ca hát, kêu gọi bạn tình, giao phối và đẻ trứng xuống đất là hoàn thành sứ mệnh tạo hoá giao phó cho cuộc đời nó. Đây là loài có khả năng bật nhảy rất nhanh nên rất khó bắt cũng như khó có cơ hội chụp hình được khi nó bắt đầu xoè đôi cánh lung linh sắc màu vụt bay.
Ve sầu bụng vàng Aphaena sp.
Mặc dù những cơn nắng đổ lửa của mùa khô, khô hạn ngay cả các loài thực vật thường xanh cũng muốn ngủ khô vì thiếu nước. Loài ve sầu bụng vàng lại giật mình thức giấc cất lên khúc biến tấu mùa hè náo nhiệt. Khoảng thời gian hưởng thụ ánh mặt trời nóng bức 35-45 ngày nó sẽ hoàn thành thiên chức làm mẹ cho đời sau hữu thụ. Mặc dù thời gian hoá vũ ngắn ngủi nhưng nó đã làm đẹp cho đời, cho người, cho thiên nhiên hoang dã Việt Nam của chúng ta.
Ve sầu bụng đỏ Penthicodes variegata
Sự tương phản về sắc màu đen, đỏ, trắng, vàng làm nổi bật lớp cánh bên trong so với vẻ xù xì, đen đúa của lớp cánh bên ngoài. Loài ve sầu bụng đỏ là một bông hoa biết bay nhiều sắc màu nhất nhì trong tự nhiên. Bạn đừng hy vọng dùng tay để bắt thứ nó nhé vì đôi mắt tinh nhanh của nó ghi nhận được những chuyển động nhỏ nhất của bạn đấy. Ưu điểm này khiến chúng có cả năng trốn thoát kẻ thù tự nhiên rất ngoạn mục trong môi trường đầy ắp những rủi ro.
Ve sầu cánh lam Polydictya sp.
Rất chậm chạp và dễ bị bắt vì loài ve sầu cánh lam này thường tụ tập thành bầy từ 6-10 cá thể trong những phần lồi ra của những cây họ Dầu Dipterocapsceae trong rừng mưa. Ban ngày chúng thường bò lên ngọn những cây dầu con rái Dipterocarpus alatus cao chót vót và cùng nhau đồng ca bản nhạc tình yêu - hoà cùng tiếng gió, tiếng lá rơi xào xạc làm vang cả một góc rừng. Chỉ khi ông mặt trời bắt đâu đi ngủ nó lại tụ tập thành nhóm nhỏ cùng nhau lặng lẽ chim vào giấc nồng để sẽ có một ngày mai mệt nhoài ca hát. Tiếng rít liên hồi của chúng chỉ có thể êm tai người bạn tình đâu đó trong khu rừng đầy ắp âm thanh.
Vòi voi cánh đốm Pyrops spinolae
Không sặc sỡ sắc màu, không những nét chấm phá, không tụ tập bầy đàn nhưng đôi tiếng gọi của bạn tình khiến chúng gần nhau hơn. Loài ve sầu vòi voi cánh đốm bên nhau trên một gốc cây mục già nua, bạc phếch trơ gan cùng tuế nguyệt đã tạo dựng thành một bức ảnh tình yêu đầy chất lãnh mạn. Đây có thể là một tấm ảnh đẹp nhất, như một món quà tình yêu của thiên nhiên ban tặng cho chúng ta trong ngày Valentine. Hãy ngằm nhìn và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp của chúng ta để cho các loài côn trùng cùng nhau ca hát và làm đẹp cho cuộc sống nhiệm màu.
Bướm đêm lộng lẫy Erasmia pulchera
Thường xuất hiện vào ban đêm và loài này được xếp vào nhóm bướm đêm vì phân biệt với bướm ngày ở vùng râu atten của chúng không có chùy. Tên gọi của loài này đã nói lên tất cả vẻ đẹp lộng lẫy mê hồn của nó bởi cách bố trí màu sắc trên mặt trên cánh. Loài này rất hiếm gặp vì chúng sống ở các vùng có độ cao trên 1200m và ban ngày thường nấp bên dưới lá cây. Đôi khi cũng có cơ hội gặp loài này ban ngày khi chúng tham gia vào bữa tiệc mật hoa trên các cây đang mùa nở hoa ở Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà cùng các loài bướm này khác.
Bướm đêm cánh tròn Cyclosia papilionaris
Loài bướm đêm giả bướm ngày này thường xuất hiện vào sáng sớm khi mặt trời con ngái ngủ. Chúng thường thưởng thức bữa sáng bằng cách hút mật hoa của một số loài cây Cỏ hôi Ageratum conyzoides, Cỏ lào Chromolaena odorata … Mặc dù chỉ có 2 màu trắng và đen làm chủ đạo nhưng các viền cánh màu xanh ngọc bích cũng tạo một vẻ đẹp hút hồn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.