Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Trồng rừng ở Đắk Lắk: Doanh nghiệp đem dân “bỏ chợ”
(17:37:34 PM 18/06/2011)
Trồng rừng ở Đắk Lắk: Doanh nghiệp đem dân “bỏ chợ”
Không chỉ vậy, doanh nghiệp này còn có dấu hiệu lừa đảo khi sử dụng dự án để huy động vốn và đem dự án để bán cho doanh nghiệp khác.
*Đem nông dân “bỏ chợ”
Năm 2005, Cty Nghiệp Lâm có trụ sở đăng ký tại TP Hồ Chí Minh và chi nhánh tại TP Buôn Ma Thuột được UBND tỉnh cấp hơn 200 ha đất tại 3 xã: Khuê Ngọc Điền, Cư K’ty, Hòa Lễ (huyện Krông Bông) để thực hiện liên kết trồng rừng sản xuất bằng cây keo lai. Đây là diện tích đất được thu hồi từ đất sản xuất có độ dốc trên 15% của người dân tại các địa phương này. Theo thỏa thuận, Cty Nghiệp Lâm có trách nhiệm trả tiền khai hoang cho các hộ có đất với mức từ 4 – 6 triệu đồng/ha cùng các khoản đầu tư về giống, công chăm sóc, phòng chống cháy… trong chu kỳ từ 5 - 7 năm, với suất đầu tư bình quân gần 12 triệu đồng/ ha. Sau khi khai thác, sản phẩm được chia theo tỷ lệ: người dân hưởng 60% và doanh nghiệp hưởng 40%. Hợp đồng được ký kết xong, Cty Nghiệp Lâm đem cây giống về cho người dân tự trồng cùng khoản tiền công chăm sóc ít ỏi chừng 500.000 đồng/ha rồi… biến mất. Xót công sức, xót của đã bỏ ra, những hộ lỡ ký hợp đồng liên kết trồng rừng với Cty Nghiệp Lâm đành tự xoay xở, vay mượn tiền để tiếp tục đầu tư.
Xã Khuê Ngọc Điền có tới 118 ha rừng trồng liên kết với Cty Nghiệp Lâm. Gặp gỡ với chúng tôi, từ lãnh đạo chính quyền xã đến những người dân nhận liên kết trồng rừng với Nghiệp Lâm đều tỏ rõ thái độ bức xúc trước kiểu làm ăn vô trách nhiệm của doanh nghiệp này. Ông Nguyễn Chuyển, thôn 4, xã Khuê Ngọc Điền ngao ngán: “nhà tôi hợp đồng liên kết trồng rừng với Nghiệp lâm hơn 4ha, ngoài cây giống được cấp, Cty Nghiệp Lâm chỉ đầu tư cho tôi được 2,2 triệu đồng vào năm 2006, rồi mất tích luôn. Đất sản xuất còn lại không đáng kể, tôi phải cho thằng con lớn nghỉ học đi làm thuê, vay mượn khắp nơi để tiếp tục chăm sóc duy trì diện tích rừng đã trồng. Nay đã đến chu kỳ khai thác nhưng gia đình không dám chặt bán”. Không riêng gì hộ ông Chuyển, hàng trăm hộ dân nhận liên kết trồng rừng với Cty Nghiệp Lâm cũng đang lâm vào cảnh không có đất sản xuất, lại còn mang khoản nợ vay đầu tư chăm sóc rừng. Rừng không bán được, đất canh tác không có, rất nhiều hộ nhận liên kết trông rừng với Cty Nghiệp Lâm phải làm thuê đủ việc để sống qua ngày, cuộc sống vốn đã nghèo khó, nay lại càng thêm long đong.
Trước tình cảnh đó, nhiều hộ đã tự ý rao bán rừng trồng với giá 20 – 25 triệu đồn/ha, trong khi giá thị trường là trên 40 triệu đồng/ha để chuyển đổi sang sản xuất cây con khác phục vụ cuộc sống trước mắt. Đến lúc này, Cty Nghiệp Lâm lại xuất hiện, có công văn gửi chính quyền địa phương khẳng định rừng đó là của họ và yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn việc người dân tự ý bán rừng. Vậy là hầu hết các hộ khác lại phải tiếp tục mòn mỏi “ôm” diện tích rừng trồng để chờ được giải quyết, trong khi phía doanh nghiệp vẫn chưa có một động thái tích cực nào để giải quyết khó khăn cho nông dân.
Làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Tấn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Krông Bông cho biết: Sau khi nhận được phản ánh của các hộ dân nhận trồng rừng liên kết, UBND huyện đã nhiều lần cử cán bộ trực tiếp tìm đến trụ sở của văn phòng Cty Nghiệp Lâm nhưng bất thành vì địa chỉ văn phòng của doanh nghiệp này thay đổi liên tục hoặc chỉ là “địa chỉ ma”. Số điện thoại của ông Nguyễn Trọng Lộc, Giám đốc Cty Nghiệp Lâm cũng không thể liên lạc được. Cũng theo ông Thịnh, việc liên kết trồng rừng thuộc diện giao dịch hợp đồng kinh tế dân sự nên thẩm quyền giải quyết tranh chấp là thuộc về tòa án. Hiện nay UBND huyện đang chỉ đạo các cơ quan chức năng như: thanh tra, kiểm lâm, nông nghiệp kiểm tra xác minh cụ thể sự việc để đề xuất hướng giải quyết và hỗ trợ nông dân về thủ tục pháp lý nếu sự việc phải giải quyết theo hướng “đáo tụng đình”. Tuy nhiên, hiện nông dân muốn kiện Nghiệp Lâm ra tòa cũng không dễ, bởi không xác định được địa chỉ của doanh nghiệp.
*Và “mượn đầu lợn nấu cháo”
Không chỉ đem nông dân “bỏ chợ”, Cty Nghiệp Lâm còn có dấu hiệu sử dụng dự án liên kết trồng rừng để lừa đảo theo kiểu “mượn đầu lợn nấu cháo”. Điển hình như trường hợp bà Trần Thị Thanh Hồng, trú tại 73 Trần Hưng Đạo, TP Buôn Ma Thuột gửi đơn tố cáo ông Nguyễn Trọng Lộc, Giám đốc Cty Nghiệp Lâm đã sử dụng dự án để lừa đảo chiếm đoạt 800 triệu đồng của bà Hồng. Theo đơn tố cáo và các chứng cứ bà Hồng đưa ra, mặc dù chỉ thực hiện trồng liên kết hơn 200 ha nhưng ông Lộc đã kê khống diện tích dự án lên hơn 900 ha với tổng mức đầu tư hơn 30 tỷ đồng. Vì cả tin, bà Hồng đã đầu tư 800 triệu đồng, sau khi nhận tiền thì ông giám đốc Lộc cùng Cty Nghiệp Lâm “lặn” một hơi mất tích. Không riêng gì bà Hồng, với cách kêu gọi góp vốn như trên, nhiều tổ chức cá nhân khác cũng trở thành nạn nhân của Nghiệp Lâm. Theo tìm hiểu của chúng tôi, không những khai khống diện tích để thực hiện huy động vốn, Cty Nghiệp Lâm đã đem dự án này rao bán cho một số doanh nghiệp khác. Hiện tại, theo một số nguồn thông tin thì dự án liên kết trồng rừng của Cty Nghiệp Lâm chỉ còn là cái vỏ, còn thực chất phần ruột của nó đã bị bán cho một doanh nghiệp khác ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.