Chủ nhật, 19/01/2025, 00:11:58 AM (GMT+7)

Nhiều ao sâu giữa phố Tin mới nhất

(12:02:55 PM 11/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Gần cả tháng nay, trên đoạn đường Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM) tính từ cầu Gò Dưa đến gần ngã tư Bình Triệu xuất hiện hàng chục ao nhân tạo khiến người dân rất bức xúc và lo lắng.

 

 

Trẻ em chơi ở những ao nước của công trình đang thi công (ảnh chụp trưa 10-9 tại đường Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức, TP.HCM) - Ảnh: H.T.VÂN

 

Đây là sản phẩm do việc thi công dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài tạo nên. Những ao này thuộc phân đoạn thi công cầu vượt qua ngã tư Bình Triệu. Chị Lê Thị Diễm Thúy (hẻm 486, KP 9, P.Hiệp Bình Chánh) bán cà phê sát một cái ao lớn, cho biết những cái ao xuất hiện gần cả tháng nay do đơn vị thi công móc đất làm đường tạo nên.

 

“Trước đây khu vực này có một con rạch thông với bờ sông cầu Gò Dưa, khi thủy triều lên cũng gây ngập nhưng nước thoát rất nhanh. Từ khi đơn vị thi công công trình con rạch biến mất, thay vào đó là những cái ao lớn nằm liền kề nhau chứa đầy nước. Mỗi khi mưa hay thủy triều lên gây ngập úng nhiều ngày vì nước thoát không được” - chị Thúy bức xúc nói và cho biết thêm khu vực này có nhiều trẻ con hiếu động, nếu những ao nước này không sớm lấp sẽ rất nguy hiểm.

 

Đi dọc đoạn đường Kha Vạn Cân nói trên chúng tôi đếm được khoảng 17 ao lớn nhỏ nằm liền kề nhau và được ngăn cách bởi các con đường mà đơn vị thi công để lại cho người dân lưu thông. Theo quan sát của chúng tôi, ao lớn nhất rộng hơn cả ngàn mét vuông, ao nhỏ cũng hơn 500m2 đều ngập nước mênh mông.

 

Anh Nguyễn Văn Bông, nhà số 420 sát một ao lớn, cho biết các ao này có độ sâu khoảng 0,5m, có đoạn còn sâu hơn. Tuy các đơn vị thi công khi móc đất có dành đường để người dân đi lại nhưng đường hẹp khó đi, mưa thì ngập úng, nắng thì mù mịt bụi đất.

 

Điều đáng nói, có nhiều ao đơn vị thi công chỉ cho che chắn phía ngoài mặt đường Kha Vạn Cân, riêng bờ ao phía khu dân cư không được che chắn. Người dân từ nhà bước ra đường là gặp ngay ao, điều này rất nguy hiểm nếu trẻ con hiếu động ra ao chơi khi vắng người lớn.

 

Theo chị Thúy, nhiều lần các hộ dân đã kiến nghị với chính quyền địa phương có ý kiến với các đơn vị thi công, nhà thầu sớm lấp ao để giải thoát cho người dân khỏi tình trạng ngập úng và bụi bặm. Tuy nhiên, gần cả tháng nay tình trạng này vẫn không có gì thay đổi.

 

Theo TTO

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhiều ao sâu giữa phố

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI