Môi trường » Chất thải
Vĩnh Phúc: Cần xử lý triệt để các bãi rác thải trong khu dân cư
(10:08:22 AM 13/07/2014)Ảnh minh hoạ: IE
Một số trục đường và các khu đất bãi không canh tác ở gần các thôn, xóm thuộc xã Đồng Văn và xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc là địa điểm thường được các phương tiện vận chuyển chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, phế thải khó phân hủy đến đổ trái phép. Ở hai xã trên, mỗi ngày có hàng trăm chuyến ô tô chở phế liệu về. Các phế liệu đưa về đây được phân loại. Đối với những phế liệu là phi kim loại như cao su, nhựa, ghế ô tô cũ hoặc hỏng, thùng sơn hay mạ quá hạn sử dụng, bao bì hỏng..., người thu gom sẽ đem bỏ. Điều đáng nói là việc tập kết phế liệu gia tăng đồng nghĩa với việc 2 xã Đồng Văn, Tề Lỗ trở thành bãi chứa các loại rác thải nguy hại khổng lồ; trong đó có nhiều phế liệu không được thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường.
Thôn Đồng Lạc, xã Đồng Văn, tiếp giáp với thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ có con đường dân sinh mới xây dựng đi qua cánh đồng dài khoảng 1 km, rộng trên dưới 15 m là trục đường bị ô nhiễm nặng. Con đường này cách biệt khu dân cư nên những người buôn bán phế liệu chọn đây là nơi đập ti vi cũ, phá máy tính hỏng, đốt phá dây cáp bọc nhựa để lấy kim loại hoặc dùng nhiệt để hủy các chi tiết của phương tiện cơ giới và linh kiện xe ô tô các loại. Ngay từ phía đầu của con đường này là nơi tiêu hủy vật liệu, thu gom kim loại và bãi rác cận kề rộng khoảng 1.000 m2. Rác ở đây thường được đổ trộm vào ban đêm. Do rác thải khó phân hủy tràn xuống đồng ruộng, ao, hồ của người dân nên họ đã tự xử lý rác bằng cách đốt hủy. Đáng tiêc, cách xử lý không đúng quy trình này gây tình trạng ô nhiễm nặng, khói bụi, tạp khí có hại phát tán trên diện rộng vào khu dân cư.
Xã Đồng Văn cần kề với xã Tề Lỗ của huyện Yên Lạc được coi là địa bàn buôn bán phế liệu, tháo dỡ ô tô, xe máy, các loại xe cơ giới lớn nhất miền Bắc. Không những rác thải mà ở đây còn có lượng dầu thải rất lớn. Lượng dầu thải không được thu gom triệt để đang gây nguy cơ ô nhiễm mặt nước ao hồ, nước ngầm nặng nề trên diện rộng.
Bãi rác tập trung tại thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch rộng khoảng 1.000 m2, được quy hoạch là nơi tập kết rác của hơn chục khu dân cư thuộc thị trấn và một chợ trung tâm của huyện. Bãi rác này có tường cao bao xung quanh nhưng lại gần bệnh viện đa khoa huyện Lập Thạch. Dù bãi rác đã được xây dựng theo quy hoạch và có khoang chứa rác, xử lý rác nhưng do đã xuống cấp nên rác ở đây được xử lý bằng cách đốt hủy tại bãi, gây ô nhiễm môi trường.
Trước tình trạng rác thải nông thôn trên địa bàn Vĩnh Phúc ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các xã có các làng nghề phát triển mạnh, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng thí điểm mô hình thu gom và xử lý rác thải. Trước hết, mô hình được triển khai tại xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc với quy trình thu gom, xử lý rác thải được thực hiện như sau: Rác thải sinh hoạt hộ gia đình được thu gom vận chuyển tập kết tại bãi phân loại rác; tiếp theo là phơi rác, khi đủ điều kiện sẽ tiến hành đốt rác, tro vụn của rác sau khi đốt được chôn lấp hay bón cho cây trồng. Công nghệ dùng để đốt rác là công nghệ của Nhật Bản, thiết bị sản xuất tại Thái Lan, nhãn hiệu SANKYO, mang tên NFi - 05, công suất đốt lớn nhất 10 tấn rác/ngày đêm, có khả năng đốt liên tục hoặc có thể ủ giữ nhiệt trong khoảng thời gian 1 - 1,5 ngày để chờ rác, rất phù hợp với khu dân cư khoảng 15.000 - 20.000 người.
Đến hết năm 2014, tỉnhVĩnh Phúc sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng mới 3 lò đốt rác NFI 05 mới tại thị trấn Lập Thạch, Tây Thiên (Tam Đảo) và xã Yên Phương (Yên Lạc); đồng thời nghiên cứu, nhân rộng mô hình trên cùng với lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với các vùng nông thôn trên địa bàn để hướng tới bảo vệ môi trường sinh thái hiệu quả.
Nhiều ý kiến nêu lên tại các phiên họp của UBND tỉnh hoặc HĐND các cấp, huyện cho rằng: Vĩnh Phúc cần sớm quy hoạch bãi rác lớn để thu gom chất thải trên phạm vi toàn tỉnh. Tỉnh cũng cần đầu tư công nghệ thiết bị xử lý rác tập trung hiệu quả, lâu dài. Thế nhưng, khi các cơ quan chức năng của tỉnh đặt vấn đề quy hoạch bãi rác quy mô lớn ở một số địa phương, phần lớn người dân các địa phương lại e ngại vì sợ bãi rác thải có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…