»

Thứ sáu, 22/11/2024, 16:56:51 PM (GMT+7)

Vĩnh Long: Nhà máy rác "đắp chiếu"- Tỉnh hứa nhưng không làm

(21:21:11 PM 04/02/2013)
(Tin Môi Trường) - Suốt nhiều năm qua, người dân sinh sống gần bãi rác xã Phú Hòa - Vĩnh Long khẩn cầu cơ quan chức năng sớm giải quyết lượng rác quá tải, bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. UBND tỉnh Vĩnh Long đã hứa nhưng không làm.

Rác[-]chất[-]thành[-]núi[-]trước[-]nhà[-]máy[-]nhưng[-]không[-]được[-]cho[-]vào[-]xử[-]lý
Rác chất thành núi trước nhà máy nhưng không được cho vào xử lý
 
 
Năm 2007, UBND tỉnh Vĩnh Long kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý bãi rác cũ đã quá ô nhiễm, đồng thời tiến hành xử lý rác thu gom mới để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, vì một môi trường xanh, sạch hơn. Ngày 3/2/2009, UBND tỉnh Vĩnh Long cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần phát triển xây dựng Phương Thảo do bà Liêu Cát Phương Thảo làm tổng giám đốc.

 

Được phép của chính quyền, năm 2009, Công ty cổ phần xây dựng Phát triển Phương Thảo bắt đầu tiến hành xây dựng Nhà máy xử lý rác sinh hoạt tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long với công suất 600 tấn/ngày, chi phí phát sinh 236 tỷ đồng.

 

Tuy nhiên vào đầu tháng 12/2012, khi chủ đầu tư háo hức đưa nhà máy vào hoạt động thì bỗng… chưng hửng vì rác thì chất thành núi nhưng nhà máy... không có rác để xử lý. Theo bà Thảo, sau khi nhà máy hoàn thiện, từ giữa tháng 11/2012, công ty đã có văn bản gửi UBND tỉnh Vĩnh Long thông báo việc nhà máy đã đi vào vận hành và bắt đầu tiếp nhận xử lý rác thành phân Compost từ ngày 1/12/2012.

 

Ngày 3/12, phía công ty tiếp tục có văn bản gửi UBND tỉnh Vĩnh Long đề nghị được ký hợp đồng xử lý núi rác hiện hữu cao 10m, diện tích 2,4ha, khối lượng khoảng 400 ngàn tấn và 100 tấn rác thải rắn sinh hoạt hàng ngày của người dân trong tỉnh. Nhưng đến thời điểm hiện tại, phía Công ty Phương Thảo vẫn chưa được cung ứng nguồn rác để xử lý mặc dù nhà máy nằm ngay tại bại rác khổng lồ.

 

Bà Thảo bức xúc cho biết, có lúc công ty chạy vạy xin vay ngân hàng nhưng gặp khó khăn làm chậm tiến độ thì tỉnh đòi thu hồi dự án. Nay nhà máy đã hoàn thành, đi vào hoạt động thì không được ký hợp đồng để xử lý khiến công ty gặp khó khăn.

 

Hiện tại phía Công ty Phương Thảo phải liên hệ với một số địa phương lân cận như Cần Thơ, Cái Bè (Tiền Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp), Trà Vinh… để tìm nguồn rác cho nhà máy hoạt động; nhưng UBND tỉnh Vĩnh Long lại không chấp thuận cho Công ty Phương Thảo tiếp nhận rác từ các tỉnh này về xử lý.
 
 
Rác[-]và[-]nhà[-]máy[-]xử[-]lý[-]rác[-]cùng...[-]nằm[-]chờ[-]quyết[-]định[-]của[-]tỉnh
Rác và nhà máy xử lý rác cùng... nằm chờ quyết định của tỉnh
 
 
Khi phóng viên đang loay hoay ghi hình xung quanh bãi rác khổng lồ, bà Nguyễn Kim Hồng, hộ dân sinh sống gần bãi rác, chạy tới bức xúc cho biết: “Tui sống ở đây từ năm 1997 đến nay là lúc bãi rác xuất hiện. Ngày nào cũng có xe ô tô chở rác vào chất đống cao, mùi hôi thối vào những ngày nắng không tài nào chịu được. Ruồi muỗi bay mù mịt, trời mưa nước chảy đen đục từ trong bãi rác ra. Nguồn nước xung quanh đây đều bị đục ngầu, đem sì. Tui thấy lạ nữa là nhà máy rác xây xong mà không thấy hoạt động. Bao năm qua gia đình tôi chờ ngày hoạt động này lâu lắm rồi. Sống ở đây khổ lắm...”.
 

Chị Nguyễn Thị Kiều đang rửa bát gần đó cho biết, nước ở đây không dùng được nữa, gia đình chị phải đi chở nước từ xa về dùng. Rửa chân tay bằng nước ở đây sẽ bị mẩn ngứa và nổi nhọt đỏ.

 

Sống trong sự ô nhiễm kinh khủng nhưng hàng trăm hộ dân ấp Phú Hưng không thể chuyển nhà đi nơi khác do kinh tế không cho phép. Hàng ngày họ phải chấp nhận sống chung với mùi hôi thối, ruồi muỗi, sự ô nhiễm,...
 
Bãi[-]rác[-]gây[-]ô[-]nhiễm,[-]ảnh[-]hưởng[-]đến[-]đời[-]sống[-]của[-]rất[-]nhiều[-]hộ[-]dân[-]nơi[-]đây
Bãi rác gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều hộ dân nơi đây
 
 
Anh Lý Thanh Tâm, công nhân nhà máy xử lý rác, cho biết, nhà máy xử lý rác đã xây dựng xong nhưng UBND tỉnh Vĩnh Long không thống nhất phương án hỗ trợ để xử lý nguồn rác. Công nhân ngồi chờ việc trong lúc người dân sống xung quanh bãi rác cơ cực bao nhiêu năm qua.
 

Sau nhiều phản ứng của nhà đầu tư và người dân, mới đây, ngày 3/1, UBND tỉnh Vĩnh Long có cuộc họp với các ngành liên quan và Công ty cổ phần phát triển xây dựng Phương Thảo để thống nhất xử lý bãi rác lộ thiên Hòa Phú đang có khối lượng khoảng 400 ngàn tấn rác.

 

Theo đó, ông Trương Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, giao Sở Tài chính nhanh chóng xác định khung giá để ký hợp đồng xử lý rác theo hình thức giao trọn gói đối với “núi” rác cũ và cân ký đối với rác thải sinh hoạt thu gom hàng ngày. Ông Sáu thống nhất sẽ ứng vốn trước 20% trên hợp đồng xử lý bãi rác cũ và 1/3 đối với hợp đồng xử lý khối lượng rác mới trong một năm và sẵn sàng hỗ trợ vốn ưu đãi theo quy định hiện hành của nhà nước để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động.
 
 
Bãi[-]rác[-]gây[-]ô[-]nhiễm,[-]ảnh[-]hưởng[-]đến[-]đời[-]sống[-]của[-]rất[-]nhiều[-]hộ[-]dân[-]nơi[-]đây
Nhà máy xử lý rác của Công ty Phương Thảo đã đầu tư hàng trăm tỷ nhưng không được nhận rác về xử lý
 
 
Tuy nhiên từ đó đến nay, lần hứa thứ 2 của UBND tỉnh lại rơi vào im lặng. Ngày 30-31/1 vừa qua, công nhân Công ty Phương Thảo kéo nhau đến đòi đập phá máy móc vì công ty không có tiền trả lương cho công nhân, buộc lòng bà Thảo phải đi vay lãi nóng để trả lương cho công nhân; đồng thời cho công nhân nghỉ việc, chỉ giữ lại 6 người bảo vệ trông coi nhà máy, chờ ngày tỉnh cho nhận rác vào xử lý!
Phạm Tâm (Dân trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vĩnh Long: Nhà máy rác "đắp chiếu"- Tỉnh hứa nhưng không làm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI