Môi trường » Chất thải
“Vì sao tôi mặc áo giáp?”
(16:37:49 PM 05/09/2011)
|
Các sà lan chở than khổng lồ xuôi ngược trên sông Thachin - Ảnh: Bangkok Post |
Phóng viên tờ Bangkok Post tìm đến anh Chuchai Suddee, phó quản lý chợ cá tại cảng Samut Sakhon, khi anh đang ngồi nói chuyện với một nhóm ngư dân. Chuchai và một số người mặc áo chống đạn, tỏ vẻ thận trọng.
Máu đã đổ vì than!
Chuyện là thế này: mới đây bạn của Chuchai là Thongnak Sawekjinda - trưởng nhóm hoạt động chống việc vận chuyển than vô tổ chức ở Samut Sakhon - đã bị bắn chết ngay trước cửa nhà anh.
Thongnak bị bắn sáng 28-7, hai ngày sau khi anh cùng một số bạn bè đến tòa án hành chính trung ương ở thủ đô Bangkok để yêu cầu có lệnh cấm vận chuyển than tại Samut Sakhon, bất chấp nhiều lời đe dọa nặc danh.
Máu đã đổ nhưng những người khác vẫn quyết tiếp tục cuộc đấu tranh của Thongnak. “Đừng gọi chúng tôi là lãnh đạo chống đối. Chúng tôi chỉ là những công dân bình thường lo lắng cho cuộc sống và môi trường của chính chúng tôi” - Chuchai nhấn mạnh.
Từ sau cái chết của Thongnak, tòa đã hai lần cho tạm hoãn vận chuyển than tại tỉnh này. Lệnh tạm hoãn mới nhất là ngày 24-8 nhưng không rõ sẽ kéo dài trong bao lâu. Điều khiến dư luận phẫn nộ là việc điều tra mập mờ của chính quyền đối với cái chết oan uổng của Thongnak. Trước sức ép của truyền thông, cảnh sát tỉnh Samut Sakhon bắt giữ hai nghi can. Các thông tin thu thập được tiếp tục giúp họ bắt thêm năm kẻ tình nghi khác. Thế nhưng chỉ hai tuần sau, bốn trong số những nghi can quan trọng nhất đã được âm thầm thả ra.
Tỉnh Samut Sakhon có năm kho bãi và ba cơ sở phân loại than nhập khẩu để phục vụ các nhà máy tư nhân. Vấn đề trở nên bức xúc từ năm 2006 khi những chuyến xe tấp nập chở than từ các chuyến tàu cập sông Thachin bất kể ngày đêm và sau đó chở đến các bãi than lộ thiên trong tỉnh. “Bụi than từ các bãi này và từ việc vận chuyển bao trùm lên toàn bộ khu vực” - anh Boonchu Srisudde, một người dân địa phương, cho biết.
Người dân tỉnh Samut Sakhon yêu cầu các cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ hơn việc vận chuyển than tại khu vực này. Họ yêu cầu một lệnh cấm vĩnh viễn đối với việc vận chuyển than trên sông Thachin, ngừng hoặc siết chặt vận chuyển than trên bộ, cũng như dời các bãi than và nhà máy phân loại than khỏi các khu dân cư, trường học và khu vực trồng trọt.
Than đe dọa sức khỏe, che phủ chén cơm
Ở xứ nhiệt đới như Thái Lan, nhiệt độ cao thường khiến than tự cháy và thải ra không khí những đám bụi đen chứa các hợp chất độc hại như oxit lưu huỳnh, nitơ (sulfur oxides và nitrogen oxides). Bụi than trở thành cơn ác mộng của người dân sinh sống bằng đánh bắt cá và trồng trọt ở Samut Sakhon. Prasert Kerdpaiboon cho biết gia đình anh giờ chuyển sang trồng gừng sau khi phải đốn bỏ vườn ổi vì hoa ổi không thể kết trái mà bị rụng do tiếp xúc với bụi than. Thu nhập của gia đình anh giảm rõ rệt bởi gừng có giá chỉ 12 baht/kg, rẻ hơn nhiều so với ổi. Vườn lan của chị Nattakamol Piengsoonthorn cũng không thể chịu nổi thứ bụi màu đen này. Oxit lưu huỳnh và nitơ từ bụi than làm rễ những cây lan bị hư và hoa nở không đẹp.
Những người sống nhờ tôm cá trên dòng sông Thachin cũng không tránh khỏi điêu đứng với bụi than. “Mỗi ngày nhiều chiếc sà lan than xuôi ngược khiến bụi phủ đầy sông và nhà cửa của chúng tôi” - một ngư dân bức xúc. Bụi được cho là đã che phủ dòng sông khiến các loài thủy sản không thể sống được. Cá bắt lên cũng dính bụi vừa không bán được vừa ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu thụ.
Chia sẻ trách nhiệm hay đá trách nhiệm?
Tuy nhiên, người dân Samut Sakhon đang đối đầu với một thử thách không hề nhỏ khi chống lại ngành than, một trong những ngành quan trọng trong việc cung cấp năng lượng giá rẻ cho Thái Lan. Chính phủ mới đây thông báo có thể cho xây dựng 15 nhà máy nhiệt điện trong thời gian tới với nguồn than nhiên liệu được khai thác nội địa và nhập khẩu.
Trong khi đó, chính phủ dường như đang né tránh bức xúc của người dân. Cơ quan Kiểm soát ô nhiễm Thái Lan (PCD) kết luận một công ty vận chuyển than ở Samut Sakhon đã vi phạm Luật công nghiệp 1992 nhưng chẳng thấy hình phạt nào được đưa ra.
Các cơ quan có trách nhiệm thì nói nhiều hơn làm. Cơ quan Quản lý công nghiệp (DIW) cho biết họ không có quyền đối với những cơ sở có động cơ sản xuất dưới 500 mã lực trong số hơn 300 nhà máy năng lượng tư nhân trên toàn quốc. “Nhưng không phải chúng tôi phớt lờ khó khăn của người dân. Tôi luôn nói với nhân viên của mình rằng hãy tưởng tượng những cơ sở năng lượng phả bụi than ô nhiễm ấy nằm sát bên nhà họ” - giám đốc DIW Arthi Wuthikaro phân trần.
Bên cạnh đó, có quá nhiều cơ quan chính phủ liên quan trong quản lý ngành than nên xảy ra cảnh “cha chung không ai khóc”. Việc vận chuyển than tại các cảng sông nội địa do cơ quan quản lý cảng phụ trách, than vận chuyển đường bộ lại do cơ quan đường bộ và cảnh sát quản lý, còn than chuyển vào bãi lại do chính quyền địa phương chịu trách nhiệm, bụi than gây ô nhiễm là do PCD giải quyết. Nhiều cơ quan “quản”, rốt cuộc chẳng cơ quan nào có trách nhiệm.
Theo TRẦN PHƯƠNG/ Tuổi Trẻ
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
-
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
-
Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
-
Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
-
Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
-
Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
-
Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
-
Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
-
Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)