Môi trường » Chất thải
Trạm trung chuyển rác gây ô nhiễm: Bao giờ có giải pháp ?
(00:11:39 AM 30/10/2011)>>Trạm trung chuyển rác ảnh hưởng đến dân
Trạm trung chuyển rác hành dân
Trạm trung chuyển rác tại KP7, P. Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức hoạt động tấp nập
Trạm trung chuyển rác tại khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức nằm ngay trong lòng một chợ dân sinh. Trạm này tồn tại đã gần mười năm nay và trong ngần thời gian đó, chất lượng cuộc sống của người dân tại đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi mùi hôi thối nồng nặc và những nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh.
Theo tìm hiểu của Tin môi trường, trạm trung chuyển rác này có công suất khoảng 90 tấn rác mỗi ngày, với hàng chục lượt xe hoạt động suốt ngày đêm. Hơn nữa, tại khu vực này không có hệ thống thoát nước nên mỗi lần trời mưa, nước mưa hòa lẫn với nước rỉ rác tạo thành một dòng sông đen ngòm, hôi thối. Nước ngập không thoát đi đâu được, tràn ngược vào khu dân cư, mang theo hàng ngàn loại rác thải lẫn trong nước.
Hàng ngàn hộ dân khu phố 7, cũng như khu phố 6, 8 P. Hiệp Bình Chánh từ lâu đã chán ngán với cái cảnh thường xuyên phải lội bì bõm trong làn nước ô nhiễm mỗi lần mưa xuống. Nhiều người dân ở đây không mắc bệnh da liễu thì cũng ho hen hay tiêu chảy. Dù đã kiến nghị di dời nhiều lần, nhưng cho đến nay, nhưng tất cả vẫn chìm vào im lặng.
Một người dân sống trong khu vực này cho biết, hằng ngày có hàng chục lượt xe chở rác tấp nập ra vào. “Chúng tôi gần như bị “liệt mũi” vì mùi hôi thối của cái đống rác này. Ăn uống gì cũng chẳng thấy ngon miệng nữa. Mùi hôi ám ảnh cả vào giấc ngủ. Khổ nhất là mấy đứa nhỏ, bệnh tật suốt...”.
Đây chỉ là một trong hàng trăm trạm trung chuyển rác thải đang tồn tại trên địa bàn thành phố. Có thể kể ra một vài điểm mà từ lâu nay đã trở thành nỗi bức xức của nhiều người dân như trạm thu gom rác dưới chân cầu Chánh Hưng (Q.8), trạm rác trong khu dân cư Nam Hùng Vương (Q. Bình Tân)…
Nguyên nhân do đâu ?
Rác thải, nước rỉ chảy ra từ trạm trung chuyển rác
Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn TP có khoảng gần 500 bô rác, trạm trung chuyển rác. Trong đó, chỉ có khoảng 20 trạm rác trung chuyển đáp ứng được những yêu cầu như quy định, còn lại hơn 50 bô rác trung chuyển dù kín hay hở đều gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chưa kể gần 400 điểm tập kết rác khác hình thành rất tùy tiện, không theo một quy hoạch nào.
Theo quy định, Trạm trung chuyển rác phải được bố trí cách xa khu dân cư, có hệ thống xử lý nước thải và phải được cách ly bằng cách trồng cây xung quanh. Tuy nhiên, hầu hết những trạm trung chuyển, những bô rác trên địa bàn thành phố hiện nay không đáp ứng được những yêu cầu này.
Mới đây, Sở TN-MT TP đã có kiến nghị với UBND TP về việc đầu tư xây dựng một số trạm ép rác kín trên địa bàn các quận huyện của thành phố. Ngoài trạm ép rác kín trên mặt đất, các quận, huyện cũng đang tính đến phương án xây dựng trạm ép rác kín dưới mặt đất, kết hợp phía trên trồng cỏ làm công viên. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ dừng lại ở mức độ kiến nghị. Còn khi nào triển khai thì vẫn còn là một câu hỏi. Và điều đó đồng nghĩa với việc hàng ngàn người dân vẫn phải tiếp tiếp tục chịu đựng ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch bệnh từ các trạm trung chuyển rác.
Trạm trung chuyển rác là nơi tập kết rác thải từ các đơn vị thu gom cá nhân trước khi được đưa đi xử lý ở những bãi rác.
Ý kiến bạn đọc về: Trạm trung chuyển rác gây ô nhiễm: Bao giờ có giải pháp ?
-
Võ Thị Vân (18:27:37 PM 24/03/2016)Góp ý
theo quy định diện tích tối thiểu để xây dựng khu trung chuyển rác là 500m2, nhằm hạn chế ảnh hưởng tới người dân, nhưng chỉ có vài trạm đạt diện tích cho phép. Vấn đề thăng chốt của các trạm trung chuyển nói chung và trạm của chúng ta nói riêng là vốn đầu tư. Để giải quyết được triệt để cần xin nguồn vốn, quỹ đất từ nhà nước. Tuy nhiên rất khó hoặc thời gian rất lâu, cần phối hợp giữa các cấp quản lý ở địa phương cũng như quản lý trạm tìm kiếm các nguồn đầu tư khác mang tính an sinh. Cố gắn xây dựng trạm trung chuyển kín, có khu xử lý nước rỉ rác, xử lý mùi bằng thuốc khử mùi chuyên dụng.
-
Mai Thị Lâm Oanh (13:49:03 PM 12/12/2016)hỏi đáp
Người dân có thể yêu cầu cơ quan chức năng dẹp bỏ các bô rác này dựa vào luật pháp hiện hành được không?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…