»

Chủ nhật, 23/02/2025, 20:19:33 PM (GMT+7)

Tái chế chất thải rắn tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức

(11:00:32 AM 11/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Ngày 11/12, tại Hà Nội, diễn ra hội thảo “Tái chế chất thải rắn tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức” do Viện Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường và Quỹ Hanns Seidel Foundation tổ chức.

 

 

Hoạt động tái chế tại Việt Nam hiện nay còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường. - Ảnh minh họa IE

 

Ông Nguyễn Thành Lam, Cục Quản lý Chất thải & Cải thiện Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường, cho biết hiện nay đã có một số tỉnh, thành phố được đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt để chế biến phân compost. Một số tỉnh khách cũng đã bắt đầu triển khai các dự án xây dựng các nhà máy chế biến phân từ rác thải rắn sinh hoạt.

 

“Các nhà máy này đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc tái chế và giảm thiểu chất thải rắn phải đem chôn lấp tại các tỉnh: giảm diện tích chôn lấp, nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường” ông Lam chia sẻ.

 

Hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải mới được triển khai tại Việt Nam nhưng chúng ta đã có nhiều cố gắng nhằm tạo ra được những cơ sở pháp lý ban đầu cho việc hoạch định chính sách và thực thi chính sách. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã xác định quản lý chất thải là mộ trong những vấn đề trọng tâm của công tác bảo vệ môi trường, trong đó các giải pháp 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) như phân loại tại nguồn, tái chế chất thải đóng vai trò then chốt.

 

Mặc dù vậy, hiện nay chưa thống kê được lượng chất thải rắn tái chế tại Việt Nam; hoạt động tái chế tại Việt Nam hiện nay còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở tái chế đa số ở quy mô vừa và nhỏ, đa phần là các hộ sản xuất cá thể tại các làng nghề với công nghệ và dây chuyền sản xuất tái chế lạc hậu, trang thiết bị thô sơ, thủ công.

 

Trong khi đó các quy định về thông tin, giáo dục, nâng cao nhận thức về tái chế chất thải rắn chủ yếu vẫn nằm trong các nội dung về bảo vệ môi trường nói chung mà chưa có những chính sách chuyên biệt riêng hỗ trợ cho hoạt động tái chế.

 

Chính vì vậy chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 nhấn mạnh chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường.

 

Ông Ludwig Grafvon Westarp, đại diện Quỹ Hanns Seidel Foundation có trụ ở tại Đức, cho biết Quỹ hợp tác lâu dài với Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường, là một trong những cơ chế cột trụ quan trọng tại Việt Nam góp phần vào việc xử lý chất thải, mang đến cơ chế tiết kiệm chi phí tránh được nguy cơ về môi trường.

 

Theo ông Lam, Bộ Tài nguyên & Môi trường đang xây dựng và triển khai thực hiện chương trình thúc đẩy phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn; chương trình thúc đẩy phân loại rác tại nguồn.

Mạnh Cường (TMT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tái chế chất thải rắn tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI