»

Thứ sáu, 22/11/2024, 00:45:38 AM (GMT+7)

Rác thải y tế: Xả vô tư ra môi trường

(12:21:20 PM 11/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Hàng trăm bệnh viện (BV) các tuyến trên toàn quốc đang đứng trước nghịch lý: Đa số BV không có tiền đầu tư lò đốt rác - số ít BV có lò đốt rác nhưng không có tiền và người để vận hành nên lâu dần các lò đốt rác thải y tế... có cũng như không.

Hệ quả là phần lớn lượng rác thải y tế... đành phải vô tư xả ra môi trường. Nguy cơ thấy rõ, tác hại tiềm ẩn, thế nhưng hệ thống BV bó tay vì vòng luẩn quẩn “thiếu tiền đầu tư, thiếu người vận hành”.

Theo thống kê sơ bộ của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng & môi trường (Bộ Y tế) thì hiện cả nước đã trang bị tới 490 lò đốt rác y tế. Thế nhưng lại chỉ có khoảng 276 lò đốt đang hoạt động ở dạng cầm chừng. Số còn lại coi như... “đắp chiếu”.
 
Mối nguy hại

Có thể nói là ai cũng có thể biết rằng rác thải y tế là một mối nguy hại không chỉ cho con người mà còn cho cả môi trường. Lượng rác thải này không chỉ là bông băng, chai nhựa mà còn cả kim tiêm, lọ thủy tinh và đặc biệt là những loại rác bệnh phẩm chứa vius, vi khuẩn ở dạng mầm bệnh... Chính vì thế mà yêu cầu thiêu hủy rác thải y tế, hoặc chí ít là cả một quy trình xử lý rác thải bài bản, khoa học và tuyệt đối an toàn là yêu cầu đặt ra đối với quy định xử lý rác thải y tế.
40[-]tấn[-]rác[-]thải[-]y[-]tế[-]độc[-]hại[-]thải[-]ra[-]mỗi[-]ngày,[-]nhưng[-]chưa[-]được[-]xử[-]lý[-]triệt[-]để.[-][-][-][-][-]Ảnh:[-]Q.D
40 tấn rác thải y tế độc hại thải ra mỗi ngày, nhưng chưa được xử lý triệt để. Ảnh: Q.D
 
Tuy nhiên hệ thống BV của VN lại đang đứng trước nguy cơ là do thiếu tiền đầu tư thiết bị, thiếu nhân lực đủ trình độ vận hành lò đốt, thiếu kinh phí để vận hành lò đốt... thế nên không ít BV buộc phải xử lý chất thải y tế một cách qua loa rồi xả ra môi trường.

Theo đại diện Bộ Y tế thì hiện cả nước có 490 lò đốt rác y tế. Tuy nhiên trong số này chỉ có 276 lò đang hoạt động. Thế nhưng ngay cả với hệ thống lò đốt này thì nhiều lò đốt không có hệ thống xử lý khí thải, nên không thể kiểm soát được các khí độc hại như dioxin, furan. Do đó nguy cơ gây ô nhiễm thứ cấp từ khói thải cũng là rất cao.

Đối với loại rác thải y tế không được xử lý thì mối nguy hại còn to lớn hơn nhiều. Hiện nay phần lớn bệnh viện huyện và một phần bệnh viện tỉnh vẫn còn dùng biện pháp chôn lấp chất thải nguy hại. Các bác sĩ cho rằng khó có thể nói rằng mầm bệnh không lan truyền, phát tán trong cộng đồng.

Đâu là nguyên nhân?

Để trả lời câu hỏi này là hoàn toàn không khó. Theo phản ánh của hệ thống BV thì hầu hết các BV đều thiếu tiền trang bị lò đốt rác thải y tế. Đại diện các BV cho biết mỗi lò đốt rác thải y tế bây giờ có giá khá cao. Đây là số tiền không nhỏ để có thể dễ dàng đầu tư. Thế nhưng ngay cả đối với những BV đã có tiền đầu tư lò đốt thì không phải BV nào cũng có nhân lực đủ trình độ vận hành.
 
Toàn[-]bộ[-]hệ[-]thống[-]bệnh[-]viện[-]ở[-]Thanh[-]Hoá[-]chỉ[-]có[-]lò[-]đốt[-]rác[-]MZ4[-]này,[-]quá[-]trình[-]vận[-]chuyển[-]rác[-]không[-]có[-]xe[-]lạnh.[-][-][-][-][-]Ảnh:[-]ANH[-]TUẤN
Toàn bộ hệ thống bệnh viện ở Thanh Hoá chỉ có lò đốt rác MZ4 này, quá trình vận chuyển rác không có xe lạnh. Ảnh: ANH TUẤN
 
Tuy nhiên, cái khó nhất của các BV không hẳn nằm ở nguồn kinh phí đầu tư, hay nhân lực vận hành mà mấu chốt là chi phí cho việc đốt rác thải y tế quá lớn mà BV không kham nổi. Theo tính toán của các BV thì hiện nay, 1kg dầu cho ra để đốt rác thải y tế có giá khoảng 20.000 đồng. Để đốt hết 1kg chất thải y tế độc hại, có khi các BV phải tốn tới 4kg dầu - tương ứng với khoảng 80.000 đồng.

Chính từ những bất cập này mà tình trạng “gần nửa số lượng lò đốt rác đã được trang bị đành... đắp chiếu”. Và để xử lý số lượng rác thải y tế đầy nguy hại này, hệ thống BV gần như không có cách nào khác là thuê xử lý hoặc tự chôn lấp. Tính toán sơ bộ thì hiện toàn tuyến y tế cấp tỉnh có tới trên 61% cơ sở y tế thuê xử lý; 6,4% sử dụng lò đốt 1 buồng và 9% cơ sở tự đốt hoặc chôn lấp. Ở cấp huyện tỉ lệ này còn đáng ngại hơn nhiều -  trên 24% cơ sở thuê xử lý, 17% tự đốt và gần 20% chôn lấp.

Số đông BV cho rằng với số vốn đầu tư lò đốt không nhỏ, lượng kinh phí cho xử lý rác thải là rất lớn nên tự thân BV khó kham nổi khi mà nguồn tiền không đủ bù đắp. Điều này đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với các BV. Phóng viên Lao Động ghi nhận thực tế tại một số địa phương cho thấy cái khó vẫn bó hệ thống BV.
 
 
Hải Nam
(Lao động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rác thải y tế: Xả vô tư ra môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI