»

Thứ sáu, 22/11/2024, 07:12:26 AM (GMT+7)

Nghệ An: Rác thải nông thôn lấn đường... chiếm sông Tin ảnh

(22:01:03 PM 11/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) – Rác thải nông thôn hiện đã trở thành vấn đề cấp thiết đáng báo động. Và nạn nhân chính của cơn “bão rác” ở đây chính là những tuyến đường quốc lộ và hệ thống sông ngòi. Những nơi rất phù hợp với những bãi rác mọc lên theo kiểu “tiện”.
 
                                                                      
Bãi rác ở khối 4 thị trấn Cầu Giát nằm ngay bên bờ một con sông
 
 
“Tiện” có nghĩa là tiễn đâu vứt đó, mà vứt rác ở những tuyến quốc lộ, hay sông ngòi là dễ dàng và được người dân nông thôn xem là hợp tình hợp lý nhất. Bởi đó là những chốn công cộng, có rác hay không thì cũng chẳng ai quan tâm, vì “cha chung thì ai khóc”.
 
Chính vì vậy những tuyến quốc lộ, tỉnh lộ hay các con sông vô tình trở thành những bãi tập kết rác. Người ta vô tư chở rác tới những địa điểm trên như một lẽ tất nhiên mà không cần quan tâm đến những hệ lụy lâu dài do hành động thiếu ý thức của mình mang lại.
 
Hiện nay hầu hết các xã, thị trấn ở nông thôn vẫn chưa có bãi rác riêng. Mà nếu có thì cũng chỉ được xây dựng theo hình thức “cho có” để đối phó. Hoặc là những bãi rác được xây lên đều vấp phải một thách thức rất lớn từ ý thức của người dân.
 
Họ đã quá quen với việc sử dụng những bãi rác “tiện”. Nên thay đổi được ý thức, hành động, thói quen của người dân là rất khó. Chính quyền có nhắc nhở, cấm đoán buổi sáng thì họ lại “xả” vào ban đêm. Dường như không mang được rác ra đổ ở những bãi rác quen thuộc là họ không yên tâm.
 
Đi dọc theo quốc lộ 48B, chưa đầy 5 km từ xã Quỳnh Ngọc tới khối 12 thị trấn Cầu Giát (Quỳnh Lưu, Nghệ An) chúng tôi đã bắt gặp không ít những bãi rác “tiện” như thế. Thậm chí có những nơi rác còn lấn ra cả lòng đường quốc lộ. Mà nghiêm trọng nhất là bãi rác ở khu vực giáp ranh giữa xã Quỳnh Mỹ và khối 12 thị trấn Cầu Giát.
 
Không những chỉ lấn đường mà rác thải ở đây còn “bành trướng thế lực” sang cả “đường thủy”. Dòng sông Thái thơ mộng giờ cũng khoác lên mình màu trắng của ni lông, và đầy rẫy những túi rác khổng lồ.
 
Ngay giới chân cầu Giát (nằm trên quốc lộ 1A) cũng là lãnh địa bất khả xâm phạm của rác. Dòng sông chảy qua đây cũng bị tắc nghẽn bởi một lượng rác khổng lồ. Cách đó chỉ tầm 150m lại là một bãi rác lớn nữa, thuộc khối 4 thị trấn Cầu Giát. Nước của dòng sông đã chuyển thành màu đen và bốc mùi hôi thối, nồng nặc.
Một người dân ở khối 4 thị trấn Cầu Giát, hồn nhiên nói “Ai cũng vứt rác ở đây, lâu rồi thành quen, mà không quẳng ở đây thì mang đi nơi nào nữa, chẳng lẽ để trong nhà mình cho thối”.
 
Hơn khi nào hết cần nhận thức đúng đắn, và nhìn vào hiện thực rác thải nông thôn hiện nay. Những hệ lụy lâu dài mà không ai sẽ lường hết hậu quả nếu cứ để cơn “bão rác” ở nông thôn ngày một phát triển tự do.
 
Xây dựng nông thôn mới không chỉ chú trọng đến hiệu quả, và mục tiêu phát triển kinh tế mà còn phải cân nhắc đến những vấn đề môi trường. Có như vậy sự phát triển mới được bền vững.
 
Đã đến lúc cần một biện pháp mạnh tay, tổng hợp, lâu dài của các cấp chính quyền trước thực trạng hiện tại của của vấn nạn rác thải nông thôn.
 
Tin nhanh về môi trường Việt Nam (tinmoitruong.com.vn) giới thiệu một số hình ảnh rác thải nông thôn lấn đường... chiếm sông ở Nghệ An:
 
Chân Cầu Giát thành lãnh địa riêng của rác thải
  Rác tràn xuống sông
 Rác có khắp nơi, ngay sát quốc lộ 48B
Rác tràn ra lòng đường  
 Quốc lộ 48B đoạn giáp ranh giữa hai xã Quỳnh Ngọc và Quỳnh Bá đang bị rác xâm lấn từng ngày
 Sông Thái đang dần bị rác xâm lấn
Đại An – Tình Huê (Gửi từ Nghệ An)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghệ An: Rác thải nông thôn lấn đường... chiếm sông

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI